Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác là gì?
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi là một tình trạng ở mắt và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực nghiêm trọng, vĩnh viễn ở những người trên 60 tuổi. Thoái hóa điểm vàng xảy ra khi điểm vàng – nằm ở trung tâm của võng mạc – bị thoái hóa và trở nên kém về mặt chức năng. Võng mạc là mô thần kinh giúp cảm nhận ánh sáng ở vùng sau mắt.
Tình trạng thoái hóa điểm vàng xảy ra khi tuổi tác tăng lên, do vậy nó thường được gọi là thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Tình trạng này thường không gây mù nhưng có thể gây ra các vấn đề về thị lực nghiêm trọng.
Một dạng khác của bệnh thoái hóa điểm vàng được gọi là bệnh Stargardt hoặc bệnh thoái hóa điểm vàng vị thành niên, với khả năng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên trẻ tuổi.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt và khô
Có hai loại thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi chính:
Hầu hết những người bị thoái hóa điểm vàng đều thuộc thể khô, nhưng thể khô có thể dẫn đến thể ướt. Chỉ có khoảng 10% người bị thoái hóa điểm vàng gặp phải thể ướt.
Các triệu chứng của thoái hóa điểm vàng
Tình trạng thoái hóa điểm vàng ban đầu có thể không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào. Bệnh có thể không được chẩn đoán cho đến khi trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực quá mức đến cả hai mắt khiến người bệnh phải đi khám.
Các triệu chứng của thoái hóa điểm vàng có thể bao gồm:
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được khám và chẩn đoán, cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, thường là trên 60 tuổi. Nhưng không chỉ tuổi tác mới làm tăng khả năng mắc bệnh. Một số thứ cũng có liên quan đến bệnh và nằm ngoài tầm kiểm soát của người bệnh, chẳng hạn như gen được di truyền từ cha mẹ… Tất nhiên, vẫn có những yếu tố liên quan trực tiếp đến người bệnh và hoàn toàn có thể kiểm soát được, bao gồm: hút thuốc, chế độ ăn uống, hoặc các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao…
Thoái hóa thể khô
Khoảng 85% đến 90% những người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác là ở thể khô. Tình trạng này được được biết là có liên kết với các chất béo và protein để tạo ra các mảng kết tụ và kết tụ dưới võng mạc. Vẫn chưa rõ các mảng kết tụ có nguyên nhân từ đâu, nhưng chúng được cho là những mảnh chất thải từ võng mạc không được loại bỏ hay tái chế đúng cách do các rối loạn của cơ thể.
Mất thị lực do thoái hóa điểm vàng thể khô xảy ra chậm và thường không nghiêm trọng như thể ướt. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể chuyển thành thể ướt. Có 5% những người bị thoái hóa điểm vàng thể khô ở cả hai mắt sẽ bị sang thể ướt trong một năm bị bệnh, trong khi 13% đến 18% sẽ mắc bệnh này trong vòng 3 năm.
Thoái hóa thể ướt
Thoái hóa thể ướt thường trở nên nghiêm trọng nhanh hơn nhiều so với thể khô. Ở thể ướt, các mạch máu phụ bắt đầu hình thành trong mắt – ngay bên dưới điểm vàng. Các mạch mới có xu hướng rò rỉ máu và các chất lỏng khác vào mắt, gây tổn thương trong mắt. Không rõ chính xác lý do tại sao các mạch máu hình thành, mặc dù một số chuyên gia cho rằng đó có thể là một phần trong khả năng của cơ thể trong quá trình loại bỏ các cặn hay chất thải thừa.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thoái hóa điểm vàng dựa trên các phương pháp như:
Điều trị tình trạng này như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này như:
Tổng kết
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn, là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Thoái hóa điểm vàng có hai loại: thoái hóa điểm vàng thể khô và thoái hóa điểm vàng thể ướt. Cả hai thể thoái hóa thường xảy ra ở những người lớn tuổi nên còn được gọi chung là bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng này trên bản thân hay người thân xung quanh. Can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất mà tình trạng bệnh gây ra cũng như mang đến thị lực tốt hơn trong thời gian dài sau đó.
Tham khảo thêm thông tin tại: Ngăn ngừa nhức mỏi mắt do tăng điều tiết
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.