Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao ung thư lại gây đau?

Đau là cảm giác chủ quan và việc diễn đạt mức độ, tính chất đau cũng nhiều phần mang tính chủ quan. Việc diễn đạt đau cũng tùy vào vùng miền, phong tục tập quán, văn hóa, cũng phụ thuộc vào trải nghiệm của bản thân, trình độ...

Đau trong ung thư có thể chia thành bốn nguyên nhân chính
Đau do khối ung thư ăn vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 – 80 %)
Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất (15-19%) 
Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…
Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể (ví dụ: đau ruột thừa đi khám và tình cờ phát hiện ung thư thận, …).
Đau trong ung thư có mấy loại?
 
Theo cơ chế gây đau, có thể phân chia thành 3 loại đau trong ung thư:
 Đau do tổn thương: xảy ra khi có một kích thích gây tổn thương ở vùng ngoại vi. Kiểu đau này rất hay gặp, nó liên quan đến sự ăn (thâm nhiễm) các tổ chức, cơ quan xung quanh của khối u. Đau thường khu trú ở vùng có khối u và bệnh nhân thường có cảm giác đau khi khối u đang lớn lên.
 Đau do nguyên nhân thần kinh: do khối u lớn lên và chèn ép vào thần kinh. Khối u có thể ăn vào (thâm nhiễm) hoặc chèn ép thân, rễ, hay một bó các sợi thần kinh. Đau kiểu này là do các dây thần kinh đảm nhiệm về dẫn truyền cảm giác bị tổn thương và đau kiểu này cũng thường là hậu quả của quá trình điều trị ung thư (phẫu thuật, điều trị tia xạ, điều trị hóa chất)
 Đau do nguyên nhân tâm lý: Đây là loại đau dễ bị bỏ quên trong quá trình chăm sóc bệnh nhân và đôi khi rất khó nhận biết tác động của các cơ chế gây đau ảnh hưởng lên nhau. Đối với người bị ung thư, để điều trị đau hiệu quả thì sự chia sẻ, động viên, thông cảm của những người xung quanh rất quan trọng. Việc gặp chuyên gia tâm lý hay bác sỹ tâm lý có thể giúp bệnh nhân tìm cách vượt qua cú sốc, chấp nhận có bệnh và hợp tác với các bác sỹ trong quá trình điều trị ung thư cũng như điều trị đau.
 
Đau trong ung thư có đặc tính gì?
 Tế bào khối u được sinh ra, phát triển, hình thành khối u với thể tích khá lớn mà có khi bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và không hề có cảm giác đau. Tuy vậy, đau vẫn là biểu hiện rất thường gặp trong ung thư. Đặc tính đau khác nhau đối với các khối u có nguồn gốc khác nhau (phổi, ruột, gan, thận ..), tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn phát triển của khối u. Có ba loại đau chính trong ung thư như đã nêu ở trên, ở giai đoạn muộn của bệnh, khoảng 80% bệnh nhân than phiền có hai lại đau khác nhau cùng một lúc. Việc nhận biết và phân biệt các loại đau khác nhau sẽ dẫn đến cách điều trị đau khác nhau.
 
Làm sao bác sỹ biết tôi đau như thế nào?
 Đau là cảm giác chủ quan và việc diễn đạt mức độ, tính chất đau cũng nhiều phần mang tính chủ quan. Việc diễn đạt đau cũng tùy vào vùng miền, phong tục tập quán, văn hóa, cũng phụ thuộc vào trải nghiệm của bản thân, trình độ,… Sử dụng các phương tiện dụng cụ khoa học để đánh giá mức độ đau, cũng như việc thăm hỏi khám một cách kỹ càng sẽ giúp bác sỹ cảm nhận chính xác hơn sự đau đớn của bệnh nhân và kết quả là có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình điều trị.
Bác sỹ Phạm Văn Hùng - Chuyên khoa gây mê hồi sức và điều trị Đau Thành phố Paris, cộng hòa Pháp - Theo BSNT
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm