Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ lại quấy khóc vào buổi tối?

Nhiều trẻ hay quấy khóc vào khoảng chiều muộn và đầu giờ tối. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi, tại sao trẻ lại quấy khóc như vậy, tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu và làm thế nào để trẻ dừng khóc? Bài viết này sẽ giải quyết giúp bạn tất cả các vấn đề trên.

Tại sao trẻ lại quấy khóc vào buổi tối?

Các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào buổi tối bao gồm:

  • Đói do tăng trưởng quá nhanh: trẻ sẽ phải trải qua một số giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, thường là vào khoảng 2 tuần, 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ đói nhanh hơn và muốn bú nhiều hơn
  • Sữa chảy chậm hơn: nhiều người cho rằng trẻ quấy khóc là do ăn chưa đủ no, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vào buổi tối, thành phần sữa mẹ cũng sẽ có sự thay đổi và dòng sữa mẹ chảy ra cũng có thể sẽ chậm hơn và việc này khiến trẻ dễ bị cáu gắt.
  • Đầy hơi: nếu trẻ bị đầy hơi và không thể xì hơi được, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu
  • Trẻ quá mệt: Nhiều người hiểu lầm rằng nếu để trẻ thức lâu hơn thì sẽ ngủ lâu và sâu hơn. Nhưng vào cuối ngày, nếu trẻ phải thức quá lâu mà không được ngủ, trẻ sẽ bị quá mệt. Trẻ quá mệt sẽ rất khó để có thể ngủ yên và trở nên quấy khóc.
  • Trẻ bị kích thích quá mức: Khi hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, trẻ thường sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và những sự thay đổi của môi trường. Ví dụ, ánh sáng của TV trong phòng tối hoặc âm thanh của tivi trong phòng, có thể sẽ khiến trẻ khóc.
  • Khóc dạ đề: Với tất cả các trẻ, nếu trẻ khóc trong vòng 3 tiếng hoặc hơn, trong hơn 3 ngày 1 tuần, kéo dài trên 3 tuần, bạn nên đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân khác.

Khi nào trẻ sẽ vượt qua giai đoạn này?

Khi trẻ được 2-3 tuần tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng trẻ sẽ quấy khóc hơn một chút vào buổi chiều. Giai đoạn này sẽ trùng khớp với giai đoạn tăng trưởng vượt bậc ở trẻ.

Với nhiều trẻ, giai đoạn quấy khóc nhất sẽ rơi vào khoảng 6 tuần tuổi. Nếu trẻ đang ở giai đoạn này, bạn sẽ phải chờ đợi để trẻ lớn hơn và bớt quấy khóc.

Không có gì đảm bảo rằng khi nào giai đoạn quấy khóc của trẻ sẽ kết thúc. Nhưng thông thường, giai đoạn này sẽ kết thúc quanh khoảng 3-4 tháng.

 

Làm thế nào để trẻ đỡ quấy khóc?

Dỗ trẻ không khóc là cả một kỹ năng, hôm nay bạn áp dụng cách này có hiệu quả nhưng ngày mai thì chưa chắc. Dưới đây là một số cách phổ biến để dỗ trẻ ngừng khóc.

  • Địu em bé: địu trẻ không chỉ khiến bạn không bị mỏi tay và mệt mỏi vào cuối này mà còn giúp trẻ ở gần tim của bạn hơn, nghe tiếng tim đập của bạn có thể sẽ giúp trẻ bớt khóc.
  • Đi bộ: đi bộ sẽ giúp thay đổi môi trường xung quanh của bé đồng thời nhịp điệu của các bước đi có thể sẽ giúp xoa dịu bé. Bạn cũng có thể bế bé, đi bộ loanh quanh và nói chuyện với những người khác.
  • Giảm các yếu tố kích thích: tắt đèn, giảm âm lượng và quấn chặt em bé lại sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh của trẻ. Làm như vậy cũng sẽ giúp em bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Massage cho bé: chạm vào bé là cách tuyệt với để giúp bé thư giãn và kết nối với bé.
  • Tắm cho bé: tắm có thể sẽ giúp xoa dịu em bé và làm em bé phân tâm.
  • Sử dụng âm thanh: Âm nhạc nhẹ nhàng, tiếng ồn trắng có thể giúp xoa dịu em bé. Bạn có thể thử nhiều loại âm thanh khác nhau để xem trẻ thích thể loại âm nhạc nào.
  • Thay đổi tư thế cho bú: nếu trẻ đói và muốn bú thêm, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế cho bú. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến dòng sữa chảy ra và giúp trẻ thoải mái hơn.

Nếu trẻ bị đầy hơi, bạn cần:

  • Dành thời gian để vỗ ợ cho bé: Nếu trẻ không ợ sau vài phút vỗ ợ, bạn có thể thử một vài cách khác.
  • Giúp trẻ tập đạp xe bằng chân: kỹ thuật này cũng giúp ích khi trẻ bị táo bón
  • Thử các loại thuốc không kê đơn: tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng
  • Thay loại núm vú khác: bằng cách thay đổi dòng  sữa chảy qua núm vú, trẻ sẽ nuốt phải ít không khí hơn và giảm được tình trạng đầy hơi.
  • Thay đổi loại sữa của bé: bạn có thể cân nhắc sử dụng loại sữa có công thức tương tự như ở dưới dạng sữa pha sẵn, sẽ giúp giảm được tình trạng đầy hơi so với loại sữa bột pha.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đoán ý của trẻ khi bé quấy khóc

Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm