Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao không nên ngồi lên bồn cầu công cộng?

Không có gì lạ khi nhà vệ sinh công cộng là nơi chứa đầy vi trùng, bao gồm nhiều loại vi trùng có thể khiến bạn bị bệnh. Nhưng ngồi trên bồn cầu công cộng có thực sự gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn?

Bệ ngồi của bồn cầu không phải là nguồn có khả năng gây bệnh nhất. Tuy nhiên, việc ngồi xuống bệ bồn cầu vẫn có những mối nguy hiểm của nó. Bởi, vi khuẩn từ phân có thể dễ dàng dính lên bồn cầu và lên bệ ngồi (cũng như bất kỳ bề mặt nào khác gần đó) khi bạn xả nước. Hiện tượng này có tên chính thức là "bụi nhà vệ sinh", có thể lan truyền virus và vi khuẩn, gây nhiễm trùng.

Bụi nhà vệ sinh có thể khiến bạn bị bệnh bằng cách phun vi trùng vào không khí (mà bạn hít vào) hoặc bằng cách phun vi trùng lên các bề mặt gần đó mà bạn chạm vào bằng tay. Bạn ít có khả năng bị nhiễm trùng do vi trùng dính trên đùi hoặc mông của bạn.

Thực tế cho thấy, ngồi trên bệ toilet không phải là cách trực tiếp nhất để tiếp xúc với vi trùng trong nhà vệ sinh, bởi vi trùng sẽ cần một cách nào đó để có thể di chuyển từ chỗ ngồi vào người. Nói cách khác, nếu bạn không có bất kỳ vết trầy xước hoặc vết thương nào trên chân hoặc mông thì vi trùng trên bệ bồn cầu sẽ không có cách nào xâm nhập vào cơ thể và lây nhiễm cho bạn.

Trừ khi bạn chạm tay vào bồn cầu chứa vi trùng, sau đó chạm vào mặt trước khi rửa sạch, hoặc bỏ qua việc rửa tay thì bạn mới có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, vẫn có cách để lây nhiễm từ việc ngồi lên bệ bồn cầu, do đó, hãy tránh việc này nếu có thể.

Phải làm gì nếu bạn không muốn ngồi xuống?

Nếu bạn muốn tránh ngồi trực tiếp lên bệ ngồi trong nhà vệ sinh thì tốt nhất bạn nên sử dụng tấm phủ khi ngồi. Nó không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với bề mặt bệ ngồi mà còn giữ cho bệ sạch hơn cho người sử dụng tiếp theo.

Không có gì lạ khi nhìn thấy những vệt nước tiểu trên bệ vì ai đó đã sử dụng bồn cầu trước đó. Việc đặt một tấm lót lên trên bệ giúp người tiếp theo đến sau bạn không bị nhiễm khuẩn hoặc ngồi lên nước tiểu.

Bạn cũng không nên ngồi lơ lửng khi đi vệ sinh, bởi làm như vậy sẽ đặt bạn vào tư thế ngồi xổm một phần và tư thế này có thể làm suy yếu cơ sàn chậu của bạn theo thời gian. Nó cũng làm cho bàng quang của bạn khó đào thải nước tiểu hoàn toàn. Và điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như: tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đọc thêm bài viết: Nguyên nhân thường gặp gây nhiễm nấm âm đạo

Các mẹo khác để tránh vi trùng trong nhà vệ sinh công cộng

Chỗ ngồi trong nhà vệ sinh công cộng có thể đang chứa nhiều vi trùng. Nhưng đừng để nó làm bạn quên đi rằng các vùng khác trong nhà vệ sinh đều có khả năng chứa nhiều vi trùng hơn. Những vị trí như: tay nắm cửa phòng vệ sinh, tay nắm nhà vệ sinh, tay cầm vòi nước và hộp đựng xà phòng đều có thể mang tới nguy cơ chắc chắn sẽ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm.

Trong trường hợp đó, cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và sử dụng khăn giấy lót để đóng vòi nước. Lặp lại việc dùng khăn giấy cho tay nắm cửa nhà vệ sinh để mở cửa ra ngoài. Nói tóm lại, bạn càng chạm vào ít thứ trong nhà vệ sinh công cộng thì càng tốt.

Việc ngồi trên bệ bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng tệ đến mức nào?

Bạn ít có khả năng bị ốm khi ngồi trên bồn cầu hơn là chạm tay vào các bề mặt trong nhà vệ sinh công cộng và không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bệ bồn cầu nếu có thể. Hầu hết các bề mặt trong nhà vệ sinh công cộng đều bị nhiễm bẩn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng bọc bệ bồn cầu và giấy khô để chạm vào vòi nước hay tay nắm cửa nếu có.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm