Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao “cậu bé” cương cứng được?

Dương vật là một bộ phận của cơ quan sinh sản nam đảm nhận chức năng bài tiết và tình dục. Trong vấn đề tình dục, để đảm nhận nhiệm vụ này, dương vật cần phải cương cứng được.

Cương dương thông thường được dùng để chỉ trạng thái dương vật được kích thích tình dục và trở nên cứng lại, dựng đứng lên và nở to ra để sẵn sàng cho việc giao hợp. Khi dương vật cương cứng, chiều dài và thể tích của nó có thể tăng gấp vài lần.

Sự cương cứng của dương vật là một tình trạng huyết động liên quan yếu tố kích thích tại chỗ và tác động của hệ thần kinh trung ương. Nó được điều hòa bằng sự giãn các động mạch hang và cơ trơn của thể hang. Lúc bình thường, dương vật mềm và ở thể hang, máu chưa vào đầy các hốc. Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục dù tác động trực tiếp hay gián tiếp trên dương vật thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu, tín hiệu này từ não bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống và làm cho nó hoạt động. Sau đó, tín hiệu sẽ gửi tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của các sợi thần kinh thể hang, từ đó làm giãn nở các động mạch thể hang, các động mạch nhỏ, kể cả động mạch xoắn, do đó, máu sẽ được bơm dồn vào các hang mạch máu. Các cơ trơn quấn quanh động mạch hang cũng như quấn quanh các hang mạch máu giãn ra sẽ tạo thành một lực hút làm cho máu đến các hang mạch máu nhiều hơn. Sự giãn của các cơ trơn này là một yếu tố chính trong việc gây cương hay xìu dương vật. Trong khi dương vật cương, lối thoát của nước tiểu bị đóng lại và một chất dịch được tiết ra từ 2 tuyến nhỏ đặc biệt (tuyến hành - niệu đạo) được xối vào niệu đạo để làm sạch dấu vết nước tiểu còn đọng lại trước khi phóng tinh.

Cơ chế cương được kiểm soát bằng một hệ thống thần kinh tự động. Những dây thần kinh đối giao cảm đi từ xương thiên 2-4 giữ nhiệm vụ chính. Trong khi đó, những sợi thần kinh giao cảm đi từ đốt sống ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2 lại kiểm soát sự phóng tinh và làm xìu dương vật.

Một đường dẫn truyền thần kinh khác từ vỏ não xuống dương vật cũng ảnh hưởng đến chức năng cương. Đó là đường dẫn của những yếu tố gây cương tâm lý, ví dụ như những kích thích nhận được từ mắt, tai, mũi (khi nhìn thấy hay tưởng tượng một hình ảnh kích dục, nghe một chuyện kích dục hay một xúc cảm, một thay đổi về nội tiết) cũng là nguyên nhân gây cương hoặc làm liệt hay rối loạn chức năng cương dương vật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kích thước dương vật… bao nhiêu là đủ? - Phần 1, Kích thước dương vật… bao nhiêu là đủ? - Phần 2

BS. ĐINH MẠNH TRÍ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm