Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng của trứng ngỗng với thai phụ

Ăn trứng ngỗng khi mang thai là kinh nghiệm được truyền tai nhau ở nhiều nơi với mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh. Thực hư điều này như thế nào?

Trứng ngỗng giàu vitamin A

BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều cặp gia đình trẻ ngày nay có điều kiện về kinh tế đã chuẩn bị kế hoạch cũng như trang bị cho mình kiến thức về dinh dưỡng trước và trong khi có thai. Có một thực tế mà ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn.

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Tác dụng của trứng ngỗng với thai phụ - Ảnh 2.

Trứng ngỗng nhiều vitamin A tốt cho thai phụ.

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

Cách lựa chọn trứng có chất lượng tốt

Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu không? có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không?. Trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính < 1cm, đường bao quanh cố định.

Thả vào dung dịch nước muối 10%: khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.

Phương pháp lắc trứng: cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Nhiều người phụ nữ quan niệm rằng khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh vì nghĩ nó to như ngỗng điều đó không đúng. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng, vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau.

Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ. 

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không. 

Những loại thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Không những đảm bảo sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, dinh dưỡng tốt còn giúp tăng sức đề kháng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là COVID-19.

Khi mang thai, người mẹ cần tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cần đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể có hệ miễn dịch tốt, phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Tác dụng của trứng ngỗng với thai phụ - Ảnh 4.

Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai.

Thực phẩm giàu đạm

Bao gồm thịt, cá, trứng, sữa… và các loại đậu đỗ. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo các mô của cơ thể và hoạt động của hệ miễn dịch.

Thực phẩm giàu tinh bột

Nguồn thực phẩm giàu tinh bột bao gồm các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn… Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng chủ yếu cần tăng cường để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu sắt, canxi, a xít folic, vitamin A, C, D…

Sắt

Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở phụ nữ mang thai do cơ thể tăng nhu cầu dinh dưỡng khi có thai. Thiếu máu gây mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, giảm khả năng lao động, làm tăng khả năng mắc bệnh và tăng nguy cơ gây tai biến sản khoa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Theo Sức Khỏe Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm