Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa mẹ có lẫn máu: an toàn hay không?

Lần đầu nhận thấy trong sữa của mình có lẫn chút máu có thể sẽ khiến bạn hoảng sợ. Nhưng đây là một hiện tượng hết sức bình thường, đặc biệt là với những phụ nữ mới sinh, và tình trạng này cũng chưa chắc có nghĩa là bạn đang mắc phải bệnh gì cả.

Trên thực tế, máu ở trong sữa mẹ thường sẽ rất khó để nhận ra, trừ khi bạn hút sữa ra đựng vào bình, khi em bé nhổ sữa ra có máu hoặc phân của em bé có lẫn một chút máu. Vì vậy, bạn không nên hoảng sợ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tại sao trong sữa mẹ lại có thể lẫn một chút máu và bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp này.

Có máu trong sữa mẹ, an toàn hay không?

Theo tạp chí  La Leche League’s  tại Australia, thì sữa mẹ có lẫn một chút máu thường an toàn.

Theo Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ Australia, sữa mẹ có màu sắc rất phong phú và có thể sẽ biến đổi liên tục. Trong khi sữa non thường có màu hơi vàng, thì sữa mẹ thực sự trong giai đoạn sau thường sẽ có màu trắng và hơi có ánh xanh tím. Có lẫn một chút máu trong sữa mẹ sẽ khiến màu sữa mẹ đổi sang có sắc đỏ, hồng, màu nâu cà phê, màu cam hoặc màu xanh ôliu. Tuy nhiên, việc này thường sẽ không gây hại gì cho em bé.

Em bé cũng có thể nôn/trớ ra sữa có lẫn một chút máu hoặc máu có thể sẽ đi qua đường tiêu hóa và xuất hiện trong phân của bé.

Nếu em bé đã bú phải một lượng lớn máu trong sữa mẹ, thì có thể, bé sẽ nôn ra rất nhiều máu hoặc phân của bé có thể sẽ có màu tối hơn, do máu đã có thể tích tụ lại thành một cục lớn trong dạ dày. Trong trường hợp này, bạn không nên lo lắng quá mà nên gọi điện hỏi ý kiến của bác sỹ.

Hãy đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ một tình trạng bệnh lý nào có thể lây truyền cho em bé thông qua sữa mẹ. Ví dụ, nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS, viêm gan hoặc các tình trạng nhiễm trùng toàn thể như nhiễm khuẩn huyết, thì tốt nhất, bạn nên tạm dừng việc cho con bú và hỏi ý kiến bác sỹ.

Và cũng có những trường hợp, sữa mẹ đổi màu không có nghĩa là có máu ở trong sữa mẹ. Việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định của mẹ cũng có thể sẽ khiến màu sữa mẹ bị thay đổi.

Nguyên nhân khiến sữa mẹ có lẫn máu

Máu xuất hiện trong sữa mẹ vì rất nhiều lý do. Đa số các lý do thường không nghiêm trọng và có thể giải quyết được. Thông thường, nếu tình trạng này xuất hiện, nó sẽ không kéo dài quá 1 tháng, trừ khi núm vú của bạn bị tổn thương. Nếu tình trạng có máu trong sữa mẹ xuất hiện và kéo dài nhiều hơn 1 tháng, bạn nên trao đổi với bác sỹ. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng có máu trong sữa mẹ, bao gồm:

Nứt núm vú

Nứt hoặc tổn thương núm vú có thể dẫn đến tình trạng có máu trong sữa mẹ. Tình trạng này có thể xuất hiện trong vòng vài tuần đầu sau sinh, khi em bé chưa đủ khả năng bú mẹ hiệu quả hoặc khi bạn chưa biết đúng cách đặt núm vú vào miệng cho bé. Trong trường hợp núm vú bị trầy xước, hoặc phồng rộp hoặc có các vết thương hở, các mô sẽ bị chảy máu do sức căng khi bé bú hoặc khi bạn dùng máy hút sữa mẹ. Nếu vấn đề này vẫn tiếp tục xảy ra sau vài tuần, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Hội chứng căng mạch máu (Rusty Pipe Syndrome)

Đây là một nguyên nhất rất phổ biến dẫn đến sự xuất hiện của máu trong sữa mẹ, thường là trong vài ngày đầu sau sinh. Trong hội chứng này, sữa mẹ có thể sẽ có màu nâu đỏ, giống như màu của rỉ sắt.  Tình trạng căng mạch máu sẽ xảy ra khi có một lượng lớn máu hoặc các loại dịch khác chảy vào trong bầu vú của bạn. Sự dồn lên đột ngột của dòng sữa mẹ sau khi sinh sẽ làm phì đại các ống dẫn sữa, bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy sự phát triển các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất sữa tại vú. Một ít máu có thể sẽ còn lại trong các ống dẫn sữa và sẽ chảy ra ngoài theo dòng sữa.

Tình trạng này thường sẽ không gây đau đớn và có thể xảy ra với một hoặc cả 2 bên ngực. Trong đa số các trường hợp, hội chứng căng mạch máu này sẽ biến mất mà không cần phải can thiệp y tế. Nếu bạn nhận thấy có máu trong sữa mẹ thậm chí sau khi sinh vài tuần, thì hãy trao đổi vấn đề này với bác sỹ.

U nhú bên trong ống dẫn sữa (Intraductal Papilloma)

U nhú bên trong ống dẫn sữa là một nguyên nhân ít phổ biến hơn, gây ra tình trạng có máu trong sữa mẹ. Đây là những khối u nhu nhỏ, lành tính, trông giống như những nốt mụn cơm hình thành trong ống dẫn sữa. Những u nhú này có thể sẽ gây chảy máu và khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Tình trạng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Đôi khi, bạn có thể sẽ thấy đau nhưng những u nhú này sẽ không gây ra u cục gì cả. Một nguyên nhân khác cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng này là xơ nang tuyến vú, một tình trạng lành tính có thể sẽ khiến vú của bạn có cảm giác sần sùi.

Vỡ mao mạch

Chấn thương hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ hoặc các mao mạch tại vú (do sử dụng máy hút sữa mẹ không đúng hoặc do chấn thương tại ngực) cũng có thể sẽ khiến máu rò rỉ vào trong các ống dẫn sữa và khiến sữa mẹ có lẫn máu. Đôi khi, máy hút sữa mẹ có thể sẽ tạo ra áp lực quá lớn lên núm vú, dẫn đến tổn thương núm vú.

Bệnh viêm vú

Bệnh viêm vú là một tình trạng nhiễm trùng tại vú, gây chảy máu. Sự xuất hiện của nhiều u cục có bề mặt min có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm vú trong giai đoạn sớm. Nếu bạn bị viêm vú, bạn có thể sẽ thấy bên vú bị viêm có hiện tượng sưng, đau, bên cạnh đó, vú sẽ bị đỏ và hơi nóng khi chạm vào. Hãy trao đổi với bác sỹ ngay nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào ở trên.

Ung thư vú

Ung thư vú là nguyên nhân hiếm gặp nhất gây ra tình trạng có máu trong sữa mẹ. Một số dạng ung thư vú, ví dụ như ung thư biểu mô ống dẫn sữa (ductal carcinoma) và bệnh Paget có thể sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu núm vú. Bác sỹ sẽ là người giúp bạn chẩn đoán tốt nhất căn bệnh này và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Nên làm gì nếu bạn nhìn thấy máu xuất hiện trong sữa mẹ?

Bạn nên nhớ rằng, đa số các nguyên nhân ở trên đều có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Do vậy, bạn không nên hoảng sợ và nên tuân thủ theo những bước sau:

  • Tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa ra bằng máy, kể cả khi bạn thấy có máu trong sữa.
  • Miễn là em bé không nôn mửa và vẫn bú tốt, bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú bằng sữa có lẫn chút máu của bạn.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc các bà mẹ, những phụ nữ lớn tuổi để biết cách cho bé bú tốt hơn và có vị trí cho bé bú phù hợp, thoải mái.
  • Theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau tại vú để hỏi ý kiến bác sỹ sớm nhất có thể.
  • Các tình trạng nhiễm trùng như viêm vú cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, có khả năng bạn sẽ bị tắc ống dẫn sữa và khiến bạn không thể cho con bú được nữa.
  • Để làm giảm tình trạng khô và nứt núm vú, bạn có thể thoa lanolin hoặc vaselin lên núm vú.
  • Nếu bạn cảm thấy đau khi cho con bú, hãy cho núm vú của bạn có thời gian để lành lại. Bạn có thể sử dụng các miếng dán hydrogel hoặc các loại kem an toàn cho bé để thoa lên núm vú. Để duy trì nguồn sữa, hãy tiếp tục vắt sữa ra (từ 8-10 lần/ngày) và tìm kiếm các giải pháp thay thế sữa mẹ cho bé.
  • Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng chảy máu và nếu tình trạng này không biến mất trong vòng 1 tuần, hãy đến gặp bác sỹ ngay.
  • Khi dùng tay vắt sữa, chú ý thật nhẹ nhàng
  • Đảm bảo rằng bạn dùng máy hút sữa với tốc độ hút và áp lực vừa phải.

Có những bằng chứng cho thấy sữa mẹ có chứa máu thường sẽ không gây hại cho em bé, do vậy, bạn có thể tiếp tục cho em bé bú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ một lần nữa để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết chính xác cho trường hợp của bạn.

Những loại thực phẩm nào có thể thay đổi màu của sữa mẹ?

Dưới đây là một vài ví dụ về việc các sắc tố có trong một số loại thực phẩm có thể thay đổi màu sắc của sữa mẹ:

  • Các loại thực phẩm có màu đậm, ví dụ như rễ củ cải đỏ có thể sẽ khiến sữa mẹ chuyển màu hồng.
  • Các loại thực phẩm có màu cam, ví dụ như cà rốt, bí ngô, bí đỏ có thể làm sữa mẹ có màu vàng, hơi cam
  • Các rau có lá màu xanh, tảo bẹ hoặc các loại rong biển dạng viên nén có tập trung các loại vitamin tự nhiên sẽ làm sữa mẹ hơi ngả màu xanh lá
  • Một số loại thuốc có thể sẽ khiến sữa mẹ có màu hơi đen

Mặc dù những sắc tố màu sắc trong thực phẩm này có thể sẽ khiến sữa của bạn đổi màu, nhưng đó lại là những chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và nên được bổ sung vào chế độ ăn của bạn.

Một loại vi khuẩn tên là  serratia marsescens cũng có thể khiến sữa có màu đỏ hoặc hồng. Loại vi khuẩn này không gây hại gì cho em bé nhưng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sinh non. Việc cho bú không đúng cách có thể sẽ khiến loại vi khuẩn này nhân lên nhiều hơn. Nếu em bé bú phải loại sữa có nhiễm vi khuẩn này, thì rất có thể, bé sẽ bị nhiễm bệnh. Hãy bảo quản sữa và dụng cụ hút sữa trong tủ lạnh để tránh loại vi khuẩn này nhân lên.

Có thể bảo quản sữa có lẫn máu?

Sữa có lẫn máu thường vẫn có thể cho bé bú được. Nhưng đôi khi, việc này sẽ khiến sữa có vị sắt và khiến bé sẽ từ chối việc bú mẹ. Hương vị sắt của sữa đôi khi còn mạnh hon do quá trình bảo quản trong tủ lạnh. Do vậy, lời khuyên tốt nhất là bạn nên cho bé bú sữa ngay lập tức, nếu sữa bạn có lẫn máu.

Phân của bé có lẫn máu có phải là do có máu trong sữa mẹ?

Nếu bạn nhận thấy có một lượng nhỏ máu trong phân hoặc trong tã giấy của trẻ, thì bạn nên kiểm tra lại xem đó có phải là do sữa của bạn có lẫn máu hay không, hay vì nguyên nhân khác. Bạn cũng có thể liên lạc với bác sỹ ngay để tìm ra các nguyên nhân khiến phân của trẻ có máu.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Mom Junction
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm