Xét riêng những hóa chất trong thực phẩm của chúng ta có thể chia thành 4 nhóm chính: carbohydrate, protein, chất béo và lipids, và nhóm những thứ khác. Nhóm cuối cùng này không xác định cụ thể một loại hóa chất nào mà nó bao gồm các vitamin, khoáng chất, dược phẩm và dấu vết (trace) của hàng trăm loại hóa chất mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày.
Tất nhiên, có những loại chất độc và có hại, nhưng nên nhớ là cũng có rất nhiều loại hóa chất hoàn toàn vô hại thậm chí là tốt cho con người. Bên dưới là danh sách những loại hóa chất thường xuất hiện trong nhà bếp của bạn và ý nghĩa của nó đối với sức khỏe con người.
Protein, lipid và carbohydrates đều được xếp vào nhóm các chất dinh dưỡng đa lượng ( macronutrient) và nó cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng hàng ngày của chúng ta. Mặc dù trong bảng tuần hoàn chúng ta có tới hơn 120 nguyên tố nhưng 3 loại hóa chất thuộc nhóm macronutrient chỉ cấu thành từ 4 nguyên tố là Carbon, Hydro, Oxy và Nito với dấu vết của các nguyên tố còn lại.
Carbohydrate bao gồm carbon, hydro và oxy và được kết nối bằng nhiều cách riêng với nhau. Cái mà các bạn hay gọi là "Carb" (trong từ chế độ ăn "low Carbs" này nọ...) là bao gồm các chất như đường, tinh bột, cellulose và tất cả đều được cơ thể tiêu hóa theo những cách khác nhau.
Còn tương tự như Carb, chất béo cũng chỉ chứa carbon, hydro và oxy nhưng nếu xét về cùng khối lượng thì chất béo cung cấp lượng năng lượng gấp đôi so với protein hoặc carbs. Có lẽ vì lý do này mà chất béo thường bị cho là có tác dụng xấu hơn so với các loại chất dinh dưỡng đa lượng còn lại, tuy nhiên có một số chất béo là hoàn toàn cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Acid và kiềm
Nghe nói acid chúng ta có vẻ hơi dè chừng bởi thường nghĩ tới H2SO4 hoặc HCl đậm đặc gây phỏng, ăn mòn kim loại,... Nhưng nên nhớ là còn rất nhiều loại acid đang nằm trong tủ lạnh nhà bạn, có loại bạn ăn uống hàng ngày mà trong số đó cũng có cái ăn mòn kim loại được luôn.
Hãy xét những loại thức ăn và đồ uống có tính acid. Một thí dụ điển hình là lon Coca Cola có độ pH vào khoảng 3.2 (càng thấp nghĩa là càng có tính acid, 7 là trung tính như nước tinh khiết). Với độ acid này hoàn toàn đủ để chúng ta có thể dùng nó nhằm loại bỏ gỉ ra khỏi các vật dụng bằng thép. (Xem thêm hướng dẫn dùng Coca Cola để làm mới ngoại thất xe). Và bản chất là trong Coca Cola có chứa Acid phosphoric.
Vậy đọc tới đây bạn sợ uống Coca Cola vì nó có acid "phốt pho rích" mà bạn học trong môn hóa năm lớp 8? Bạn đã sẽ bỏ lỡ loại nước uống ngon này nếu bạn không đọc tiếp! Nguyên nhân là ngay trong dạ dày của chúng ta cũng có chứa Acid phosphoric và thậm chí độ acid trong đó còn lớn hơn nữa. Trên thực tế thì táo, cam cũng có độ pH giống như Coka và nước chanh thì có độ acid cao gấp 10 lần. Nước chanh tốt cho sức khỏe lắm đó nha.
Ngược lại với acid trong thang pH thì chúng ta có kiềm (ba zờ, Basic) và các chất có tính này sẽ có độ pH lớn hơn 7. Số lượng các kiềm có trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta ít hơn acid, nhưng cũng có thí dụ như trứng, một vài loại bánh nướng như bánh bông lan, bánh quy hoặc Natri bicacbonat (NaHCO3, còn gọi là Baking Soda, bột nổi, thuốc muối, bột nở, thuốc sủi,... công dụng của nó thì rất nhiều, hãy hỏi mẹ hoặc bạn gái sẽ biết nấu chè đậu đen thì loại chất này quan trọng tới mức nào và chè đậu đen thì rất ngon).
Đấy, hóa chất điển hình như thuốc muối đấy, đâu hẳn hóa chất là độc đâu nào. Nhưng khoan, bên cạnh những loại hóa chất có lợi, giúp chúng ta ăn ngon miệng, cung cấp dinh dưỡng cho chúng ta hoặc làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn thì cũng có những thứ hóa chất độc hại. Bên dưới là một số.
Một số loại chất độc trong nhà bếp của bạn
Có một sự thật đáng buồn là dù bạn kỹ tính đến đâu thì ngay trong nhà bếp của bạn cũng chắc chắn sẽ có những loại hóa chất độc. Không đâu xa. Ngay trên bồn rửa chén chắc chắn là chai nước rửa chén, một loại kiềm với độ pH từ 9 - 10, vậy mới "rửa sạch vết dầu mỡ, sạch bong kin kít" được chứ và đây là chất độc đối với cơ thể. Tương tự như vậy, xà phòng và chất tẩy rửa, nước Javen cũng là kiềm mạnh và nhẹ thì ăn da, gây phỏng, gây mù,... nếu uống thì ngộ độc.
Các loại hóa chất xuất hiện khi nấu ăn
Quá trình nấu ăn bản chất cũng là dựa trên hóa học. Bạn nấu ăn bằng gì nhỉ? Thường là bằng lò gas và trong đó chính là khí hóa lỏng (LPG) - thực ra là một hỗn hợp giữa 2 hóa chất dạng khí là propan và butan, tùy hãng gas mà sẽ có tỷ lệ pha trộn 2 loại chất này khác nhau (trong gas sinh hoạt bạn dùng ở nhà thường là 30:70 hoặc 40:60).
Công thức 2 loại hóa chất trên là C3H8 và C4H10, khi đốt lên để nấu ăn thì hóa học lớp 9 đã dạy chúng ta là sản phẩm tạo thành là nước và CO2. Tuy nhiên, khi đốt cháy 2 loại hóa chất này sẽ tạo ra ngọn lửa mạnh, thích hợp để nấu thức ăn chứ không thích hợp để nướng. Bạn nào đã nướng khô mực bằng cồn (là rượu, C2H5OH, cũng là hóa chất) sẽ thấy là nó thơm, mềm và dai hơn so với nướng khét, cứng bằng bếp gas là vì lý do này.
Đó là bản chất tự nhiên của thực phẩm hoàn toàn là hóa chất. Phạm vi bài viết này mình không nói tới những hóa chất bên ngoài thực phẩm, thí dụ như các hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, hóa chất kích thích,... vốn được cho là có hại tới sức khỏe.
Tuy nhiên cần làm rõ ở đây là dùng khái niệm "hóa chất" một cách chính xác bởi tất cả mọi thứ đều tạo thành từ hóa chất. Chúng ta đừng kỳ thị hóa chất, nhìn rõ bản chất của vấn đề để có kết luận chính xác hơn là quy chụp mọi thứ. Một người bạn của mình nói rằng "anh ấy sẽ không bao giờ ăn những gì có hóa chất", xin lỗi mình có lẽ sẽ đáp rằng "chúc bạn tuyệt thực thành công" :D.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.