Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng máy nghe hoặc để bộ não bị 'rỉ sét'

Làm thế nào để bạn động viên những bệnh nhân 'ngoan cố' không chịu đeo máy nghe của họ một cách thường xuyên?

Bạn nói với họ những gì? Bạn có sử dụng những cụm từ như: hoặc bộ não của bạn sẽ 'rỉ sét' không?

Lần đầu tiên, khi nghe rằng: '... hoặc bộ não của bạn sẽ bị 'rỉ sét', tôi cảm thấy tức giận và nghĩ rằng một số người đang hành nghề một cách vô đạo đức cố tình gây hiểu lầm cho bệnh nhân. Vâng, đó là 25 năm trước đây và bây giờ tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân không muốn đeo máy nghe của họ. Cảm xúc của tôi là làm thế nào để những người này thay đổi.

Một số bệnh nhân cần được khuyến khích mạnh mẽ: nếu không thì máy nghe của họ lại không được sử dụng và gia đình và bạn bè của họ vẫn phải chịu đựng những khó chịu do mất thính lực của họ gây nên.

'Bạn không nghe bằng tai của mình, bạn nghe bằng não'

Vai trò của máy nghe

Một số bệnh nhân mong đợi nghe tốt ngay cả khi họ không sử dụng máy nghe thường xuyên. Với những người này tôi sẽ nói giống như thế này:

'Bạn không nghe bằng tai của mình, bạn nghe bằng não'.

Sau đó tôi chạm  tay mình vào ngón tay của bệnh nhân và nói tiếp: 'Bạn không cảm nhận bằng những ngón tay của bạn; ngón tay của bạn tạo ra điện năng, nó được truyền đến não thông qua các dây thần kinh. Bạn 'cảm nhận' bằng bộ não của bạn.

'Đôi tai của bạn tạo ra điện năng và truyền nó đến não thông qua các dây thần kinh thính giác của bạn. Bạn nghe bằng bộ não của bạn, không phải bằng đôi tai của bạn.

'Sử dụng máy nghe cũng giống như tập thể dục. Nếu bạn muốn có được cơ bắp rắn chắc, bạn cần phải tập thể dục mỗi ngày'.

Tôi dừng lại và chờ bệnh nhân đáp ứng:

'Bạn thấy khá lạ, đúng không bạn? Bạn phải sử dụng chân đi lại thường xuyên hoặc bạn không thể đi lại được nữa. Tai cũng vậy'.

Tôi tiếp tục giải thích: 'Vỏ não thính giác của não cũng giống như cơ bắp của chân. Không thể ngồi trên một chiếc ghế và uống bia cả tuần mà có được cơ bắp chân khỏe mạnh'.

Tôi vỗ bụng tôi để nhấn mạnh: 'Bạn chỉ nhận được một cái bụng lớn và các chân yếu mà thôi'.

'Khi bạn sử dụng máy nghe, rất nhiều điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Bạn sẽ quen với cảm giác đeo máy nghe. Bạn sẽ nghe  tất cả các âm thanh vui nhộn. Bạn bắt đầu nghe tốt hơn.

'Cần có thời gian để não bộ học nhận biết các từ nghe qua máy nghe. Học nghe âm thanh được khuếch đại giống như cố gắng để hiểu những người nói với một giọng không quen thuộc, như các diễn viên trong phim bộ trên truyền hình Anh. Lúc đầu, các từ dường như bị cắt xén. Nhưng dần dần, chúng trở nên rõ ràng hơn, dễ dàng nhận ra hơn.

'Sử dụng máy nghe trong các tình huống nghe ồn ào cũng cần có thời gian. Nghe một người khi rất nhiều người khác đang nói  không dễ dàng. Nhưng với thực hành bạn sẽ nghe  được tốt hơn.

'Sử dụng máy nghe  thậm chí còn giúp bạn nhớ nhanh. Nếu tôi nói với bạn tôi là tiến sĩ ... ru.. p., bạn sẽ biết bạn không nghe thấy tên chính xác, vì vậy nó sẽ không được đăng ký trong bộ não của bạn. Nhưng nếu tôi nói tôi tên là Tiến sĩ GRUMP, bạn sẽ nghĩ rằng, 'Ồ, đó là một cái tên kỳ lạ! Và có thể bạn sẽ nhớ nó'.

Tôi kết luận: 'Bạn càng nghe nhiều với máy nghe, não của bạn càng nhận biết các từ tốt hơn'.

Cần khuyến khích, giáo dục người khiếm thính việc dùng máy nghe

Tập luyện giúp hoàn hảo hơn

Tôi không nói như thế này với tất cả các bệnh nhân của tôi, tôi chỉ nói với  những người phàn nàn về việc không thể hiểu lời nói và đã không sử dụng máy nghe  của họ. Cụm từ 'TẬP LUYỆN GIÚP HOÀN HẢO HƠN' tiêu biểu cho sự sáng suốt. Chúng ta hiếm khi nhận được kết quả tốt ở bất kỳ công việc nào mà không làm nó lặp đi lặp nhiều lần.

Không phải tất cả bệnh nhân biết rõ họ cần phải sử dụng máy nghe. Vì vậy, chúng ta cần phải khuyến khích họ, giáo dục họ. Cụm từ 'Bạn cần phải sử dụng máy nghe hoặc bộ não của bạn sẽ rỉ sét là một lời nói quá đơn giản.

Tuy nhiên, nó chứa sự thật nhiều hơn là hư cấu. Khi một người không nghe được âm thanh, các bản đồ vị trí các âm theo tần số của vỏ não trong não bắt đầu thay đổi. Những người càng lâu sử dụng máy nghe, họ sẽ càng nghe khó khăn hơn khi sử dụng máy nghe.

Có nhiều cách để nói với bệnh nhân rằng đeo máy nghe cải thiện tình trạng vỏ não. Tôi cố gắng tìm ra những gì một bệnh nhân muốn nghe, sau đó tôi nhấn mạnh rằng sử dụng máy nghe sẽ 'giúp bạn nghe trò chơi bóng chày trên đài phát thanh, nghe giọng nói của cháu bạn, nghe bạn bè tại cuộc họp của câu lạc bộ phụ nữ của bạn'... Sự thật, sử dụng máy nghe cải thiện sự hiểu biết từ trong hầu hết các tình huống, và không sử dụng chúng sẽ dẫn đến sự mất mát không cần thiết những thông tin lời nói.

Hành động nghe và dịch nghĩa các từ này khó khăn hơn nhiều so với hầu hết chúng ta nhận ra. Hãy nghĩ về nó. Hầu hết trẻ em được sinh ra với hoạt động bình thường của tai và não. Tuy nhiên, phải mất hàng ngàn giờ thực hành trước khi đứa trẻ có thể nghe và hiểu được một câu như: 'Con có muốn ăn kem ly hay kem que?'.

Những người nghe kém  cũng có xu hướng phát triển thói quen nghe kém. Chú ý đến những tín hiệu khó gây bực dọc cho họ, vì vậy họ có xu hướng tách chúng ra những từ khác và không cố gắng  nghe. Nhưng, sử dụng máy nghe sẽ kết nối lại những người này với gia đình, bạn bè, những người khác, và nó làm cho tất cả các con đường giao tiếp dễ dàng hơn.

TTƯT.BS.CKII. Nguyễn Thị Bích Thủy - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm