Ngày 23 tháng 12 năm 2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho thuốc Merck's Molnupiravir. Thuốc được kê theo đơn và bắt đầu được sử dụng điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán xác định mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ ngày bắt đầu có triệu chứng.
Tại Geneva ngày 20/12/2021, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn biến thể Delta và gây nhiễm ở cả những người đã được tiêm chủng hay hồi phục sau mắc COVID-19. Điều này làm tăng thêm mối lo ngại về sự lây lan của biến chủng này, khi nó đã trở thành chủ đạo tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ (chiếm 73% các trường hợp mắc mới) hay các quốc gia tại châu Âu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới.
Trong khi các nhà khoa học "chạy đua" nghiên cứu biến thể mới Omicron, các quốc gia đồng loạt đưa ra những biện pháp ứng phó thì bản thân bạn cần chuẩn bị gì để bảo vệ mình? TS.BS. Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giải đáp trong bài viết sau đây.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết hầu hết các trường hợp trong số 43 ca nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 ở Mỹ có các triệu chứng nhẹ, phần lớn trong số họ đã được tiêm phòng và 14 người trong số đó đã tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi vaccine thứ 3).
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, Dr.Michael Ryan - Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO - cho biết các dữ liệu sơ bộ cho thấy Omicron không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Delta cũng như các biến thể khác.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine, những người hồi phục sau khi mắc COVID-19 trầm trọng có nguy cơ tử vong trong năm cao hơn 2,5 lần so với những người chưa từng mắc COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo vào ngày 29/11, biến thể Omicron của virus corona có khả năng lây lan mạnh, gây nguy cơ lây nhiễm toàn cầu "rất cao" và có thể gây ra "hậu quả nghiêm trọng" ở một số khu vực trên thế giới.
Ngày 26 tháng 11 năm 2021, nhóm chuyên gia tư vấn và đánh giá sự tiến hóa virus SARS-CoV-2 của WHO (viết tắt là TAG-VE) được triệu tập và bắt đầu tiến hành triển khai xem xét một cách đặc biệt về biến thể mới – biến thể Omicron (B.1.1.529). Là một nhóm chuyên gia độc lập theo dõi và đánh giá định kỳ sự tiến hóa của virus, TAG-VE được cho là sẽ xem xét các đột biến cụ thể một cách chi tiết, cũng như sự kết hợp của chúng có làm thay đổi mức ảnh hưởng của virus đối với con người hay không. Điều này là cực kỳ quan trọng khi các biến thể của virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi hàng ngày và chống lại các loại vaccine đặc hiệu hiện có.
Theo báo cáo mới đây của chính phủ Mỹ, biến thể Delta đã thể hiện sự nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, đó là làm tăng tỷ lệ thai chết lưu và tử vong mẹ.
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong khi mùa lạnh đã đến, nếu không cẩn thận bạn có thể bị cảm lạnh và các triệu chứng dễ nhầm với bệnh COVID-19 hoặc ngược lại.
Dịch COVID-19 luôn tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm bệnh nếu không thực hiện một số biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.