Rét đậm, rét hại, dễ mắc bệnh gì?
Vì vậy, việc nhận biết để xử trí tình huống nguy hiểm và chủ động phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
Tê cóng: chớ xem thường
Vào mùa đông thời tiết lạnh buốt, đối với những người lao động chân tay mà phải làm việc ngoài trời rất dễ bị tê cóng. Tê cóng xảy ra khi da và các mô bên dưới da “đóng băng” khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió. Tình trạng tê cóng quá nghiêm trọng có thể dẫn tới da bị phồng rộp hoặc chuyển màu đen do hoại tử các mô bên trong.
Tê cóng được chia thành ba mức độ: Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì; Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da; Độ 3: Tê cóng sâu. Da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.
Điều đầu tiên cần làm là cách ly với giá lạnh, làm nóng vùng da này một cách dần dần, đây là chìa khóa để điều trị tê cóng. Có thể sưởi ấm các vùng như tai, mặt, mũi, các ngón tay, ngón chân bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân tay có quần áo ấm vào nơi da bị lộ ra ngoài. Tránh để phần cơ thể bị cóng nhiễm lạnh thêm. Nếu có thể, ngâm vùng tê cóng vào nước ấm trong 10-15 phút. Chú ý: Không hơ lửa sưởi ấm lại ngay vùng bị tê cóng. Không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng để tránh gây tổn thương cho các mô. Nếu có thể, tránh đi lại khi chân bị tê cóng. Nếu bị rộp da khi sưởi, không bóc da vùng bị rộp. Da có thể bị tấy đỏ, bỏng, nóng rát hoặc rất đau. Đối với tê cóng độ 3 nghĩa là da tái nhợt, cứng và lạnh sau khi sơ cứu cần đến cơ sở y tế nhất để được tư vấn và điều trị.
Để phòng tê cóng, cần mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Nên lựa chọn các loại áo khoác, găng tay, mũ... làm từ vật liệu chống thấm ướt, phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh, ẩm ướt và nhiều gió.
Trời lạnh không nên tập thể dục vào sáng sớm. Ảnh: TM
Dễ bị hạ thân nhiệt do lạnh
Hạ thân nhiệt là khi cơ thể còn 35 độ C. Người già, trẻ em và người gầy là những người rất dễ có nguy cơ. Một số tình trạng khác khiến người ta dễ bị hạ thân nhiệt là suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch và thiểu năng tuyến giáp.
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: run lẩy bẩy, nói lắp bắp, nhịp thở chậm bất thường. Da lạnh, xám, mất phối hợp động tác, mệt mỏi, bơ phờ hoặc thờ ơ,... Các triệu chứng thường diễn biến chậm. Người bị hạ thân nhiệt thường bị mất dần ý thức và năng lực thể chất, do đó có thể không ý thức được sự cần thiết phải điều trị cấp cứu. Nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nạn nhân không biết, chỉ tới khi mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình thành đợt, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo là đã mất ý thức.Do đó khi trời lạnh thấy ai đó run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, xám,... nên giúp họ quấn chăn và đốt lửa sưởi cho tới khi cơ thể ấm lại.
Không nên chườm nóng trực tiếp. Không dùng nước nóng, đệm sưởi hoặc đèn sưởi để làm ấm nạn nhân. Thay vào đó, hãy đặt gạc ấm lên cổ, lồng ngực và háng của bệnh nhân. Không cố làm ấm tay và chân. Làm nóng tay và chân thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm. Điều này có thể gây tử vong. Không cho người bệnh uống rượu, hãy cho người bệnh uống nước ấm không có cồn, trừ khi người bệnh bị nôn. Không xoa bóp hoặc chà xát người bệnh. Các động tác với người bị hạ thân nhiệt phải nhẹ nhàng vì bệnh nhân có nguy cơ ngừng tim.
Để bảo vệ sức khỏe và phòng chống hạ thân nhiệt, hãy áp dụng các biện pháp sau: Luôn giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm. Đóng cửa sổ, lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Nếu không có các thiết bị làm ấm, cần mặc thêm áo ấm như áo len. Khi ra ngoài lạnh, cần mặc đủ ấm. Ngoài ra cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở). Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng. Không uống rượu bia mặc dù chúng có thể tạo cảm giác ấm người ngay tức khắc nhưng sau đó có thể khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ. Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt, vì vậy cần sự quan tâm đặc biệt, nhất là về đêm khi thời tiết lạnh và có các bệnh lý khác đi kèm.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Trời lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến... tăng cao hơn so các mùa khác. Đột quỵ là tình trạng suy giảm chức năng của não một cách đột ngột, vùng não bị ảnh hưởng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến bị tổn thương. Thời tiết lạnh giá khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch. Với người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. Thực tế, không ít người bị đột quỵ lúc sáng sớm 4-5 giờ sáng, vì dậy đi vệ sinh, gặp gió lạnh dẫn đến tai biến. Trong trường hợp này, nhiều người tưởng mình bị cảm, gọi người nhà đánh gió sẽ rất nguy hiểm bởi việc cạo gió, uống nước đường, nước gừng giải cảm sẽ càng khiến cho việc chảy máu nặng thêm.
Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng. Đây được gọi là “thời gian vàng” quyết định đến sự sống chết của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Người bị đột quỵ nhẹ có thể để lại các di chứng như chân tay run rẩy, đi lại khó khăn; nặng thì nằm liệt hoặc tử vong.
Khi phát hiện người đột quỵ cần sơ cứu bằng cách: để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi. Nếu thấy người bệnh có những cơn đau đầu dồn dập, buồn nôn thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Muốn phòng chống đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần chú ý kiểm soát huyết áp, cholesterol của mình, ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ. Mùa đông khi ra ngoài phải mặc ấm, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm, khi trời còn lạnh; khi cần phải ra ngoài nhất thiết phải mặc đủ ấm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ ấm cho trẻ trong mùa lễ Tết
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.