Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ong đốt

Ong đốt là một trong những tai nạn tương đối phổ biến, đặc biệt vào mùa hè khi các hoạt động ngoài trời hay du lịch, cắm trại diễn ra. Trong hầu hết các trường hợp, vết ong đốt thường chỉ gây khó chịu, đau và có thể điều trị tại nhà để giảm bớt cơn đau cũng như giảm tình trạng sưng phù. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải những phản ứng nghiêm trọng, và trong những tình huống đó thì điều trị khẩn cấp là điều bắt buộc.

Các triệu chứng khi bị ong đốt

Ong đốt có thể tạo ra các phản ứng khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến đau tạm thời hoặc có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu bạn gặp một kiểu phản ứng của cơ thể với ong đốt trong lần này, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ gặp lại phản ứng như vậy nếu bị ong đốt lần sau. Các phản ứng giữa các lần là khác nhau, không cứ phải nặng nề hơn hay nhẹ hơn.

Các phản ứng nhẹ

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng ong đốt thường nhẹ. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau rát tức thì tại vị trí đốt
  • Vết đỏ tại vị trí đốt
  • Sưng nhẹ quanh vị trí đốt

Hầu hết các trường hợp sưng và đau sẽ giảm dần và biến mất sau vài giờ.

Phản ứng mức trung bình

Một số người khi gặp phải ong hay côn trùng đốt sẽ tiến triển các phản ứng mạnh hơn đôi chút, với các triệu chứng như:

  • Vết đỏ nghiêm trọng tại vị trí đốt
  • Sưng tấy và to dần trong một – hai ngày sau khi bị đốt

Các phản ứng mức trung bình có xu hướng giảm và hết trong 5 đến 10 ngày. Phản ứng trung bình không có nghĩa là lần tới nếu bị đốt, nó sẽ trở thành các phản ứng nghiêm trọng. Một số người thường có phản ứng ôn hòa ở những lần gặp phải tiếp theo. Do vậy, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có các biện pháp điều trị phòng ngừa, đặc biệt khi các phản ứng lần sau nặng hơn lần đầu.

Phản ứng mức nghiêm trọng

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) với vết ong đốt có thể đe dọa tính mạng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Con số này chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ ở những người bị ong hay côn trùng đốt. Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm:

  • Các phản ứng trên da: phát ban, ngứa, da đỏ bừng hoặc tái nhợt
  • Khó thở
  • Sưng họng, lưỡi
  • Mạch yếu, nhanh
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Mất ý thức, lú lẫn

Theo nghiên cứu, những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt trong lần đầu tiên có 25 đến 65% khả năng tiến triển sốc phản vệ trong lần bị ong đốt tiếp theo. Đối với những người này, cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có các biện pháp phòng tránh hiệu quả như liệu pháp miễn dịch (tiêm phòng ngừa dị ứng) để tránh các phản ứng nguy hiểm trong trường hợp xấu nhất.

Bị nhiều ong đốt cùng lúc

Nhìn chung, các nhóm côn trùng như ong không nổi tiếng về mặt hung dữ, và chúng thường chỉ đốt nhằm mục đích tự vệ khi bị tấn công. Đa phần các trường hợp bị ong đốt là 1 hoặc 1 vài con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như bạn phá vỡ 1 tổ ong hoặc dẫm vào 1 tổ ong đất, khả năng bạn sẽ bị kha khá ong tấn công. Một số loài ong đặc biệt cũng thường tấn công theo bầy.

Nếu bị ong đốt nhiều, lượng nọc độc tích tụ sẽ nhiều hơn 1 con ong đốt nhiều lần và có thể gây các phản ứng dị ứng nghiêm trọng ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Cảm giác quay cuồng, chóng mặt
  • Co giật
  • Sốt
  • Chóng mặt hay ngất xỉu

Nhiều vết đốt cùng lúc có thể là một trường hợp cấp cứu đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, người có vấn đề về tim mạch hay hô hấp.

Tổng kết

Nhìn chung trong hầu hết các trường hợp thì ong đốt không cần đến hỗ trợ y tế. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu nghiêm trọng bắt đầu xuất hiện, bạn nên báo ngay cho các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Mẹo xử lý khi bị ong đốt

 

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm