Làm thế nào để nhận biết mình có thể mắc ung thư vú? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu dễ nhận biết qua bài viết sau:
Mới đây, bức ảnh 12 quả chanh mô tả 12 hình thái của ung thư vú đã được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Có thể bạn nghĩ rằng mình đã biết hết các dấu hiệu sớm về ung thư vú, cho đến khi nhìn thấy hình ảnh này.
Ung thư vú là một loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Nhưng nam giới đừng chủ quan với loại ung thư này, mặc dù tỷ lệ ung thư vú ở nam ít hơn nhiều lần (khoảng 1%).
Cùng với sự phát triển của cơ thể, ngực của bạn cũng dần dần có những thay đổi. Đôi khi, đó chỉ là những thay đổi rất bình thường và chắc chắn rằng, không phải tất cả những thay đổi ở ngực đều đáng lo ngại. Hướng dẫn dưới đây sẽ cho bạn biết ngực của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong vòng một vài hoặc hàng chục năm sắp tới.
Những ngày đầu sau khi sinh và bắt đầu cho bé bú, bạn sẽ cảm thấy hơi căng tức một chút ở núm vú, nhất là nếu bạn sinh em bé đầu lòng. Cảm giác căng tức có thể tăng lên khi sữa bắt đầu về. Tình trạng căng tức và đau này rất phổ biến và sẽ biến mất dần khi bạn đã quen với việc cho con bú. Đôi khi, tình trạng căng tức sẽ trở nên nặng hơn và núm vú của bạn có thể sẽ trở nên sưng và đau hơn.
Bình thường ngực của bạn có thể rất nhỏ, nhưng sau khoảng 10 tuần mang thai, ngực của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện sự thay đổi: phát triển lớn hơn và có thể sẽ có vài vết rạn da. Các tĩnh mạch cũng sẽ nổi rõ và dễ thấy hơn và sau đó, ngực của bạn sẽ bắt đầu tiết dịch.
Núm vú là một bộ phận rất nhạy cảm, và đôi khi bạn ngại khi đi khám bác sĩ. Nhưng có những thay đổi mà bạn không nên bỏ qua vì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh lí.
Đau núm vú là nguyên nhân thường gặp khiến các bà mẹ ngừng cho con bú từ sớm. Trong phần lớn trường hợp, các sai sót kỹ thuật - ví dụ ngậm bắt vú không đúng cách - sẽ gây tổn thương núm vú, còn bé thì không thể bú cạn bầu sữa. Kết quả là vú bị cương, ống dẫn sữa bị tắc và nhiễm trùng xuất hiện.