Bệnh lý dạ dày ngày càng tăng
Bệnh lý về dạ dày rất phổ biến, khoảng 25% dân số đang phải đối mặt với những rối loạn này. Dưới đây là một số bệnh về dạ dày thường gặp:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng: Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, viêm loét dạ dày tá tràng thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và càng ngày càng tăng. Đáng lo ngại là khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng hầu như không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi bệnh đã có biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Trào ngược dạ dày - thực quản không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ chua, nôn, nuốt khó… mà còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi, với khoảng 800.000 ca mỗi năm. Ung thư dạ dày rất khó để phát hiện sớm vì bệnh hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.
Làm gì để bảo vệ dạ dày?
Đứng trước thực tế các bệnh lý về dạ dày có xu hướng tăng, mỗi người nên tìm hiểu và tự chuẩn bị cho mình những biện pháp để bảo vệ sức khỏe dạ dày.
- Loại bỏ stress: stress có thể làm mất cân bằng tiêu hóa đồng thời làm giảm đi sự ngon miệng của nhiều người. Stress cũng khiến nhiều bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải pháp cho tình trạng này là tránh ăn uống khi đang cảm thấy căng thẳng. Nên giữ cho không khí bữa ăn hàng ngày vui vẻ và thoải mái.
- Đừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm yếu đi các cơ vòng thực quản và khiến cho axit từ dạ dày di chuyển ngược trở lại, gây ra chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra hút thuốc cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn uống khi đang di chuyển, làm việc... rất tiện lợi, phù hợp với lối sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên thói quen tưởng chừng như vô hại này lại ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày, thậm chí tàn phá hệ tiêu hóa.
Hãy áp dụng một số nguyên tắc sau để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ; Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính; Không bỏ bữa; Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Kết thúc bữa tối ít nhất là 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ; Uống nhiều nước; Giảm cân
- Hạn chế uống rượu, bia: Uống rượu, bia quá mức có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, gây ợ hơi và dẫn tới nhiều rối loạn về tiêu hóa khác.
- Nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường: Nội soi dạ dày được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp phát hiện và chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên cảm giác sợ hãi, nỗi ám ảnh buồn nôn và khó chịu mỗi lần phải nội soi khiến nhiều người trì hoãn việc thăm khám. Chính điều này đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm do bệnh đã tiến triển phức tạp.
Khác với nội soi dạ dày truyền thống, trong thủ thuật này, bác sỹ sẽ đưa ống soi kích thước nhỏ qua đường mũi xuống thực quản đến dạ dày - hành tá tràng, tá tràng, để quan sát tổn thương, làm xét nghiệm vi khuẩn HP và can thiệp nếu có tổn thương.
Nội soi dạ dày đường mũi đang ngày càng được ưa chuộng vì:
- Ít gây khó chịu: ống nội soi đi qua ngách mũi hạn chế kích thích, làm giảm phản xạ nôn, người bệnh vẫn nói chuyện bình thường với bác sỹ và quan sát toàn bộ hình ảnh nội soi.
- An toàn hơn: ít gây thay đổi về nhịp tim và huyết áp. Người bệnh cũng không cần phải lo lắng về thời gian và tình trạng buồn ngủ như ở nội soi gây mê vì phương pháp này không cần gây mê.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?