Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những giải pháp để thay thế việc quát tháo con bạn

Việc lớn tiếng khiển trách con bạn vì hành vi sai trái thường là phản xạ tự nhiên, nhưng điều này không có nghĩa là nó thực sự tốt.

Trong đa số các trường hợp quát tháo chỉ làm tổn thương trẻ và không thực sự có hiệu quả giáo dục. Tiếng hét cũng làm tăng mức độ căng thẳng cao hơn. Khi bạn hét vào một đứa trẻ khiến chúng có một nỗi sợ hãi hoặc phản ứng chống lại. Tuy nhiên, một số tình huống la hét cần thiết như nếu con bạn chuẩn bị chạy ra đường và có nguy cơ tai nạn giao thông. Hãy nhớ chỉ hét lên trong những tình huống thực sự khẩn cấp.

Biện pháp giáo dục thông minh

Thay vì liên tục la mắng, hãy thử những tips sau đây và bạn sẽ sớm gặt hái được những điều tích cực:

1. Sử dụng từ ngữ của bạn

Hãy thử truyền đạt cảm xúc của bạn đến con bằng một giọng điệu chậm, truyền cảm thay vì to tiếng và xem phản ứng của con thế nào. Chẳng hạn như bạn giải thích một hành vi không được chấp nhận, tại sao và làm thế nào giải quyết. Điều này sẽ giúp dạy con trở nên đồng cảm, có cảm xúc và quyết đoán khi truyền đạt nhu cầu của chính mình.

2. Dành thời gian ra ngoài

Dành thời gian ra ngoài và vui chơi là một chiến lược chúng ta thường dành cho trẻ em, nhưng nó cũng có thể được áp dụng thành công cho người lớn. Dành một vài phút suy nghĩ và thư giãn có thể giúp bạn hình thành một phản ứng hợp lý đối với xử lý hành động của con.

3. Thỏa hiệp

Là người trưởng thành khi so sánh trong mối quan hệ với con, hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái họ tôn trọng vai trò của mình. Nhưng bạn không cần phải luôn "chiến thắng" mọi cuộc cãi vã để trở thành một phụ huynh uy nghiêm.

Chẳng hạn, bạn muốn tắt TV ngay bây giờ nhưng con bạn muốn thêm 10 phút nữa. Đồng ý thêm năm phút nữa giúp con bạn cảm thấy chúng không bị kiểm soát và đang được lắng nghe.

4. Hãy đồng cảm

Nếu con bạn đặc biệt nghịch ngợm, hãy thử và đặt mình vào vị trí của chúng trong giây lát. Thể hiện sự đồng cảm có thể là thách thức với bạn nhưng nó có thể giúp bạn hiểu được lý do tại sao chúng cư xử theo cách này.

Bằng cách cố gắng hiểu hành vi của con bạn, bạn sẽ hiểu rõ hơn về lý do tại sao chúng không nghe lời bạn. Nếu thực sự thấu hiểu bạn cũng sẽ ít quát tháo trẻ hơn.

5. Gieo hành vi tốt

Hãy thử kỹ thuật SEED để khuếch tán sự căng thẳng

S - Thể hiện sự đồng cảm với con bạn nếu chúng phản đối yêu cầu của bạn và cho chúng biết bạn hiểu điều đó.

E - Giải thích lý do tại sao bạn yêu cầu trẻ làm những điều hiện tại.

E – Chia sẻ những dự định của bạn. Cho con biết bạn muốn con làm điều gì đó trong thời gian bao lâu; sau đó nhắc nhở con một lần nữa khi hết giờ

D - Chuyển hướng hoạt động chưa phù hợp của con bằng một sự thay thế tích cực.

6. Thành thật về cảm xúc của bạn

Hãy nhớ rằng trẻ em không cần (hoặc muốn) cha mẹ hoàn hảo, chúng chỉ muốn bạn làm tốt nhất có thể. Bạn có thể dừng việc la mắng và thú nhận với con rằng bạn đang không kiểm soát cảm xúc tốt, hãy tạm dừng cuộc trò chuyện và ngồi lại khi đã bình tĩnh hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm