Ngón tay dùi trống là gì?
Ngón tay dùi trống mô tả tình trạng các đầu ngón tay của bạn sưng to như dùi trống, bao gồm cả móng tay và các vùng da xung quanh móng. Tình trạng này cũng có thể xảy ra với ngón chân của bạn. Nếu ngón tay dùi trống xảy ra, tình trạng này thường xuất hiện ở cả hai bàn tay và/hoặc cả hai bàn chân.
Đối với tình trạng này, đầu ngón tay hoặc ngón chân của bạn phồng lên, sờ thấy ấm và có thể đổi màu. Sau đó, móng tay của bạn cũng cong xuống và trông giống như một chiếc thìa úp ngược.
Đọc thêm tại bài viết: Tại sao ngón tay của bạn bị sưng?
Ai có thể bị ngón tay dùi trống?
Trong hầu hết các trường hợp, đây là triệu chứng của một bệnh lý, nhưng có thể là vô căn (nghĩa là không có nguyên nhân). Ngón tay dùi trống cũng có thể là bẩm sinh (sinh ra đã có) hoặc di truyền.
Ngón tay dùi trống thường là biểu hiện của một số bệnh lý về phổi, tim hoặc hệ tiêu hóa của bạn. Ngón tay dùi trống thường xảy ra do nồng độ oxy trong máu thấp kéo dài (mạn tính).
Triệu chứng của ngón tay và ngón chân dùi trống là gì?
Triệu chứng của tình trạng này là những thay đổi về ngón tay và ngón chân của bạn bao gồm:
Nguyên nhân nào gây ra ngón tay và ngón chân dùi trống?
Bạn có thể mắc ngón tay và ngón chân dùi trống dù không có bệnh lý nào gây ra tình trạng này. Nếu đúng như vậy, tình trạng dùi trống này là vô căn và không có hại. Tuy nhiên, bạn vẫn cần làm các xét nghiệm để đảm bảo rằng bạn không có bệnh lý nào khác liên quan.
Nhiều bệnh lý gây ra tình trạng ngón tay và ngón chân dùi trống bao gồm bệnh lý về tim, phổi và hệ tiêu hóa của bạn. Các bệnh lý này bao gồm:
Ung thư
Các bệnh về tim và phổi
Các bệnh lý khác
Đọc thêm tại bài viết: Bẻ đốt ngón tay có gây ra viêm khớp không?
Ngón tay và ngón chân dùi trống có lây không?
Không, ngón tay dùi trống không lây. Ngón tay dùi trống thậm chí có thể không phải là một căn bệnh. Nó có thể chỉ là dấu hiệu hoặc triệu chứng của một căn bệnh khác. Tuy nhiên, ngón tay dùi trống cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh truyền nhiễm.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định xét nghiệm để tìm hiểu bệnh lý nào khiến bạn bị ngón tay hoặc ngón chân dùi trống.
Bác sĩ có thể đo góc Lovibond của ngón tay bạn bằng cách nhìn ngón tay của bạn từ bên cạnh và đo góc giữa nếp gấp móng tay gần (phần gần lớp biểu bì) và nền móng của bạn. Góc này trên móng tay dùi trống lớn hơn 180 độ (trên móng tay bình thường nhỏ hơn 180 độ).
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn áp 2 mặt móng của 2 đầu ngón tay cùng vị trí trong bàn tay sao cho các móng tay hướng vào nhau. Các ngón tay không dùi trống (ngón tay bình thường) tạo thành một khoảng trống nhỏ giữa chúng có hình dạng giống như một viên kim cương, được gọi là dấu hiệu Schamroth. Ngón tay dùi trống sẽ không tạo được khoảng trống này.
Bác sĩ cũng có thể xem xét dùng phép đo góc liên quan đến da dưới móng tay tại đầu móng tay, nền móng, khu vực gần lớp biểu bì và khớp gần nhất trên ngón tay của bạn. Với phép đo này, góc dưới móng tay, hay phần da dưới móng tay của bạn, được gọi là hạ móng tay.
Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để giúp tìm ra căn bệnh nào đang gây ra tình trạng ngón tay và chân dùi trống của bạn. Các xét nghiệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ nghi ngờ gây ra bệnh.
Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp X-quang ngực. Nếu chụp X-quang không cho thấy bất kỳ vấn đề gì, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT.
Các xét nghiệm khác sẽ dành riêng cho căn bệnh mà bác sĩ nghi ngờ bạn có thể mắc phải. Chúng có thể bao gồm các chẩn đoán hình ảnh khác, xét nghiệm máu hoặc sinh thiết.
Điều trị
Bác sĩ sẽ không thực sự điều trị ngón tay dùi trống mà sẽ điều trị căn bệnh gây ra tình trạng này.
Phòng ngừa
Bạn không thể ngăn ngừa việc sinh ra đã có ngón tay hoặc ngón chân dùi trống nếu nguyên nhân gây bệnh là bẩm sinh. Bạn chỉ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh có thể dẫn đến tình trạng ngón tay dùi trống.
Ví dụ, bạn có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh về phổi và tim bằng cách không hút thuốc. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan bằng cách không uống quá nhiều rượu.
Tiên lượng
Tiên lượng cho người bị ngón tay dùi trống là khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Điều trị căn bệnh gây ra tình trạng ngón tay dùi trống có thể khiến tình trạng ngón tay dùi trống biến mất.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến thay đổi về đầu ngón tay và móng tay, cũng như đầu ngón chân và móng chân, hãy tới gặp bác sĩ. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm bệnh lý có thể khiến bạn giảm thiểu triệu chứng bệnh.
Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên hay còn được gọi là ALS, là một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống gây mất kiểm soát cơ. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cùng tìm hiểu về bệnh lý xơ cứng teo cơ một bên qua bài viết sau đây!
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !