Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngộ độc methanol do rượu pha trái phép - thông tin tóm tắt

Các vụ ngộ độc methanol là do hệ quả của việc sản xuất và phân phối bất hợp pháp các loại đồ uống có cồn bị nhiễm bẩn. Thật không may là những vụ việc này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến thương tích, thậm chí mất mạng. Phần lớn những vụ việc này đều có thể được ngăn chặn bằng việc cưỡng chế thực thi tốt và giáo dục người tiêu dùng.

Ngộ độc methanol do rượu pha trái phép - thông tin tóm tắt

CÁCH THỨC?                                               

Methanol thường cố ý được cho vào các loại đồ uống có cồn bởi các doanh nghiệp làm ăn phi pháp và thiếu trách nhiệm để có hàng thay thế rẻ hơn so với sản xuất ethanol. Ngoài ra, các mức độ methanol cao không mong muốn có thể vô tình được tạo ra trong quá trình lên men các loại đồ uống có nồng độ pectin cao, như những loại đồ uống được làm từ nho và dâu tây. Trong quá trình lên men sạch đúng, methanol được sản sinh ra ở các mức độ thấp và an toàn. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn khiến methanol được sản sinh ra ở các mức độ cao hơn trong các bình chứa lên men không vệ sinh.

CÁC TRIỆU CHỨNG

Giống như những chất hóa học công nghiệp khác, methanol có độc tính và không dành cho việc tiêu thụ của con người. Nó có thể gây ra những ảnh hưởng có hại về sức khỏe nếu dùng phải, thậm chí gây tử vong. Sau khi dùng/uống phải, methanol được chuyển hóa thành fóc-man-đê-hít (formaldehyde) và sau đó thành a-xít pho-mic, nó sẽ khiến máu bị nhiễm a-xit (toan chuyển hóa). Sau khi các mức độ a-xít trong máu tăng cao, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để lọc máu. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12 đến 24 tiếng sau khi dùng.

Ngoài tình trạng say xỉn do ngộ độc, các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng, đi ngoài, nôn ói, hoặc mửa
  • Chóng mặt, đau đầu, hoặc thấy yếu đi
  • Khó thở hoặc thở rút
  • Gây mù, mờ mắt, hoặc đồng tử giãn  
  • Co giật

ĐIỀU TRỊ

  • Ngộ độc methanol có thể được điều trị nếu được chuẩn đoán trong vòng 10-30 tiếng sau khi dùng phải.
  • Methanol được sinh ra một cách tự nhiên và tất cả chúng ta đều có methanol trong cơ thể do tiếp nhận khi ăn uống các loại trái cây và rau củ, việc tiêu thụ methanol từ rượu lậu có thể vượt quá khả năng của cơ thể để chuyển hóa methanol. Những bệnh nhân được chuẩn đoán ngộ độc methanol cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bằng việc cho điều trị bằng rượu ethanol hoặc Fomepizole kết hợp với lọc máu nhằm ức chế sự chuyển hóa methanol.

  • Nếu không có Fomepizole, điều trị bằng rượu ethanol (như rượu có nồng độ cồn tối thiểu 43%).  Người trưởng thành cần liều đầu là 1,8mL (0.06oz) rượu trên 1kg (2.2lbs). Đối với người trưởng thành có tầm vóc trung bình (khoảng 70kg), cần cho liều đầu là 125mL (4.2oz), tiếp theo đó là liều duy trì 30mL/giờ (1.00 oz/giờ).  Xem bảng dưới đây để biết liều lượng tăng dần.
  • Cho uống muối natri (sodium bicarbonate) có thể giúp trung hòa a-xít pho-mic (formic acid)  và duy trì cân bằng pH phù hợp

CÁC BIỆN PHÁP SƠ CỨU

 

Khi uống phải: Nuốt methanol có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nếu chưa có ngay hỗ trợ y tế và chưa biết cách sơ cứu, không nên cố gắng ép nôn ói. Trong những trường hợp nghi ngờ hoặc thực sự uống phải methanol, cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Khi hít thở phải: Tách hẳn ra khỏi khu vực bị phơi nhiễm, chuyển ngay sang khu vực không khí sạch. Nếu đã ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo. Giữ cho người ấm và được nghỉ ngơi. Điều trị về triệu chứng và tích cực. Cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tiếp xúc với mắt: Ngay lập tức thực hiện rửa mắt dưới vòi nước sạch trong vòng ít nhất 15 phút, liên tục nâng mở mí mắt khi rửa. Nếu dùng kính áp tròng, cần tháo bỏ ngay. Cần có chăm sóc y tế ngay

Khi tiếp xúc ngoài da: Cởi bỏ ngay quần áo bị dính nhiễm. Rửa sạch phần bị nhiễm bằng xà phòng và nước dưới vòi tắm trong vòng tối thiểu 15 phút. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vẫn thấy khó chịu. Giặt sạch quần áo trước khi sử dụng lại. Tiếp xúc thời gian dài với methanol có thể phá hủy các tế bào da gây ra tình trạng khô da và nứt nẻ da.

  NHỮNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ĐƯỢC SẢN XUẤT PHI CHÍNH THỐNG

  • Cambodia: Arak
  • Ecuador: Puntas
  • Ấn Độ: Desi Daroo
  • Indonesia: Arak Oplasan
  • Kenya: Chang’aa
  • Nicaragua: Guaro
  • Tây Bengal: Cholai

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu và nguy cơ ung thư

Theo TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm