Viêm nướu (viêm lợi) là tình trạng thường xuyên chảy máu nướu răng, nhất là khi đánh răng. Đây là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng, thường là do mảng bám tích tụ dưới đường viền nướu.
Tình trạng răng miệng phổ biến này ảnh hưởng đến gần một nửa số người lớn trên 30 tuổi. Nếu không được khắc phục sớm, viêm nướu sẽ dẫn đến bệnh nha chu nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất răng và tụt nướu.
1. Viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu là tình trạng nướu (lợi) bị viêm do nhiễm trùng và viêm. Đây là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và thường được xác định đầu tiên bằng chảy máu nướu răng.
Nếu tình trạng viêm nướu không được giải quyết sớm sẽ tiến triển thành bệnh nha chu toàn diện (viêm nha chu). Tình trạng đau đớn này gây ra tụt nướu và có liên quan đến hầu hết mọi bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng.
Hình ảnh lợi (nướu) khỏe mạnh và lợi bị viêm.
Viêm nướu thường được chia thành 2 loại:
Viêm nướu do mảng bám răng: Là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp viêm nướu, loại viêm nướu này xảy ra do sự tích tụ của mảng bám. Tình trạng này liên quan đến việc chăm sóc răng tại nhà kém, chế độ ăn uống kém và khả năng miễn dịch suy yếu. Viêm nướu do mảng bám có thể trở nên nặng hơn do dùng thuốc, một số rối loạn toàn thân và nội tiết tố (đặc biệt là trong thời kỳ mang thai).
Các bệnh nướu răng không do mảng bám: Viêm nướu răng không do mảng bám xảy ra do các tình trạng cụ thể hoặc chấn thương răng. Tình trạng này hiếm gặp hơn.
Nguyên nhân chủ yếu của viêm nướu không do mảng bám là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm. Ngoài ra có thể do các tổn thương tiền ác tính hoặc ung thư, các bệnh tự miễn dịch, có thể do di truyền hoặc chấn thương nướu…
2. Các triệu chứng viêm nướu
Nướu khỏe mạnh có màu nhạt, hồng, chắc và ôm khít quanh răng. Khi bị viêm nướu, tình trạng nướu của bạn có thể bắt đầu thay đổi. Các triệu chứng chính bao gồm:
Chảy máu nướu răng
Sưng/viêm
Nướu đỏ hoặc tím
Nướu đau, mềm
Hôi miệng
Ngứa nướu
3. Chẩn đoán và điều trị viêm nướu
Để chẩn đoán viêm nướu, nha sĩ sẽ kiểm tra thực tế các triệu chứng chảy máu nướu. Họ sẽ đo độ sâu nướu răng của bạn để xác định mức độ viêm. Nha sĩ có thể sẽ đề nghị chụp X-quang để kiểm tra các dấu hiệu mất mô xương hàm để loại trừ bệnh nha chu tiến triển hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm nướu từ nhẹ đến trung bình có thể khỏi chỉ với 2-3 tuần chăm sóc tại nhà đúng cách và vệ sinh chuyên nghiệp mà không cần điều trị chuyên khoa.
Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng, chắc và ôm khít quanh răng.
Để chấm dứt tình trạng viêm nướu, cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ, đó là sự tích tụ của vi khuẩn "xấu" trong hệ vi sinh vật miệng của bạn.
Bạn chỉ có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nướu răng bằng một phương pháp kết hợp bao gồm 3 yếu tố cần thiết:
Chế độ ăn kiêng chống lại bệnh nướu răng
Chăm sóc bởi bác sĩ chuyên khoa
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố rất quan trọng trong việc chống lại bệnh nướu răng nhưng chế độ ăn uống sẽ hiệu quả hơn và nên được ưu tiên nhất.
4. Các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại bệnh nướu răng
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại bệnh nướu răng một cách tự nhiên tốt nhất. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng đặc biệt hiệu quả.
Để đảm bảo sẽ có đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp trong chế độ ăn uống của mình, hãy tuân theo các nguyên tắc dưới đây.
Các thực phẩm giàu collagen tốt cho sức khỏe nướu răng.
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất sau:
Co-enzyme Q10 (CoQ10)
CoQ10 là một chất chống ôxy hóa được tìm thấy ở khắp cơ thể và cần thiết cho nhiều chức năng của tế bào. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có đủ CoQ10 ít có nguy cơ mắc bệnh nướu răng hơn. Chất này cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển từ viêm nướu thành viêm nha chu.
Collagen
Khi bạn bị bệnh nướu răng, nướu răng của bạn sẽ tổ chức lại lớp mô để đối phó với tình trạng viêm - điều này dẫn đến sự suy giảm collagen. Thông thường, sự suy giảm collagen được coi là dấu hiệu chính của sự tiến triển bệnh nha chu. Để chống lại điều này, bạn sẽ cần ăn thực phẩm có nhiều collagen.
Catechin
Đây là những phenol chống lại bệnh tật và chất chống ôxy hóa. Catechin đã được chứng minh là có hiệu quả trong ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nướu răng thông qua việc ức chế vi khuẩn có hại và ngăn ngừa viêm nướu.
Vitamin C
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nướu răng có liên quan đến lượng vitamin C thấp trong cơ thể. Bằng cách tăng lượng vitamin C, bạn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh và giúp tái tạo nướu răng. Ngoài ra, bạn cần vitamin C để sản xuất collagen, giúp giữ cho dây chằng nha chu và các mô khác khỏe mạnh.
Beta-caroten
Ăn thực phẩm giàu beta-caroten sẽ giúp những người bị bệnh nướu răng mau lành hơn. Beta-carotene khi vào cơ thể thành vitamin A, có tác dụng giảm viêm hiệu quả.
Omega-3
Axit béo omega-3 được biết đến với đặc tính chống viêm và cơ thể chúng ta cần chúng để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Bạn cần tăng lượng hấp thụ của từng chất dinh dưỡng quan trọng này nếu bạn muốn giải quyết căn bệnh nướu răng của mình. Mặt khác, bạn sẽ hỗ trợ hệ vi sinh vật trong miệng hiệu quả hơn nếu bạn ăn ít thực phẩm có hại cho hệ thống miễn dịch.
Để giảm tác động của bệnh nướu răng, bạn sẽ cần loại bỏ vi khuẩn xấu trong khoang miệng bằng cách loại bỏ dần những thực phẩm này:
Đường (vi khuẩn xấu rất thích đường)
Carbohydrate tinh chế
Hãy đảm bảo bạn thực sự có thói quen chăm sóc răng miệng tốt và không vô tình gây hại cho nướu.
Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng;
Thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần;
Không chải răng quá mạnh, tốt nhất nên sử dụng tay không thuận để chải răng;
Không sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu răng và đã thực hiện những biện pháp nói trên nhưng không hiệu quả, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng để có hướng xử trí thích hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm nướu răng - Bệnh tuy nhẹ nhưng chớ xem thường.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?
Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.