Các bộ phận của cây mướp đều được dùng làm thuốc với các tên như: lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc)... có thể sử dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Quả mướp
Chữa viêm phế quản, ho nhiều đờm: mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, ngày uống 2-3 lần.
Chữa tiểu tiện ra máu, viêm đường tiết niệu: quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, thêm nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.
Chữa trĩ nội, đại tiện ra máu: dùng 250g quả mướp non, nạo bỏ vỏ ngoài, thái ra thành miếng cho lượng nước vừa phải vào nấu lên ăn.
Chữa thông tuyến sữa: dùng lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3-6g với chút rượu.
Chữa mụn nhọt: vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi vào vết thương.
Chữa đau lưng: hạt mướp già 5-10g sao vàng, sắc uống.
Xơ mướp
Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4-8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.
Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
Chữa hen: xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng, ngày hai lần. Dùng 2-3 ngày.
Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Lá mướp
Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa phù thũng: lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
Dùng ngoài: lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa, giời leo; nếu đem nướng lá, rồi giã xát chữa nước ăn chân. Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, viêm lợi chảy máu.
Thân cây mướp
Chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi: thân cây mướp (lấy từ mặt đất trở lên khoảng 1m) chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu.
Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.
Hoa mướp
Chữa sốt cao, đau đầu: hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày.
Rễ mướp
Chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang: rễ mướp mỗi ngày 15-30g sắc uống.
Chữa đau lưng: Rễ cây mướp và dây mướp già thái nhỏ sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.