Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mười triệu chứng ung thư ở phụ nữ không nên bỏ qua

Bạn không nên hoảng sợ, nhưng bạn cũng không nên giả định các dấu hiệu này là “không có gì”. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng ung thư thường gặp ở phụ nữ và 3 cách làm giảm nguy cơ ung thư.

Dấu hiệu trũng (dimple) trên da trong ung thư vú. Ảnh: abcnews.com
Khi Caryl Engstrom, 49 tuổi, phát hiện một khối u trong vú phải, cô biết rằng có điều gì đó không ổn. Mặc dù đã được chụp tuyến vú (mammogram) 2 tháng trước và lần khám vú gần đây các bác sĩ nội khoa và sản phụ khoa nhận thấy không có gì là không ổn, Engstrom hiểu rằng cô cần phải gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức. “Tôi cảm thấy rất sốt ruột. Đó là một khối u khá lớn và nó dường như không đúng với tôi.”

Nghi ngờ của Engstrom hóa ra là chính xác khi khi sinh thiết khối u cho thấy cô đã mắc ung thư vú ở giai đoạn 2

Mặc dù có khoảng 65% phụ nữ trên 40 tuổi đã được chụp tuyến vú trong 2 năm qua, theo Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), ung thư không phải luôn luôn được phát hiện bằng các xét nghiệm (test) tầm soát.

Và khi người phụ nữ có nghi ngờ về một điều gì đó, sự sợ hãi đôi khi ngăn cản họ đi khám bác sĩ ngay lập tức, bác sĩ Beth Y. Karlan nói. Bà là giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Ung thư của Phụ nữ tại Viện Ung thư tại Viện Ung thư Tổng quát Samuel Oschin của Bệnh viện Cedars-Sinai ở Los Angeles. Hoặc người phụ nữ hạ thấp hoặc hiểu sai các triệu chứng mà nó có thể chỉ điểm ung thư.

“Họ nói rằng, ‘Oh, đầy hơi thì có gì đâu. Điều này có thể đợi,’” Karlan nói. “Có ý kiến rằng nếu bạn nhìn vào nó, nếu bạn công nhận các triệu chứng, sau đó một cái gì đó sẽ thay đổi trong cuộc sống của bạn, và bạn không muốn nó thay đổi.”

“Nhưng các dấu hiệu cảnh báo không có nghĩa là ung thư,” bà nói thêm. “Ngay cả khi bạn có tất cả các dấu hiệu. Có rất nhiều các chẩn đoán lành tính hoặc các thay đổi sinh lý khác cũng có thể gây ra các dấu hiệu cảnh báo.” Ví dụ, bạn có thể đầy hơi, đau lung, và sức ép ở vùng chậu thì nó có thể là u xơ tử cung, Karlan nói.

“Nhưng nếu các triệu chứng tiến triển và dai dẳng,” bà ấy nói, “có nghĩa rằng bạn ngủ dậy mỗi sáng và cảm thấy điều gì đó và nó khiến bạn lo lắng – thậm chí trong 2 tuần liên tiếp – nó thực sự là lý do để gọi bác sĩ và đi khám kiểm tra nó.”

Khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư như phiến đồ tế bào cổ tử cung (Pap smears) và chụp tuyến vú (mammograms) cũng như việc hiểu biết về cơ thể của bạn đều rất quan trọng cho một sức khỏe tốt, Karlan nói.

Những thay đổi nào có giá trị khiến bác sĩ phải chú ý? Chúng tôi đã hỏi các chuyên gia về các triệu chứng mà bạn cần phải ghi nhớ.

1. Những thay đổi ở vú

“Nếu bạn cảm thấy một khối u, bạn không nên bỏ qua nó, ngay cả khi chụp tuyến vú bình thường,” bác sĩ Carolyn Runowicz nói. Cô là một người sống sót sau khi mắc ung thư vú và là cựu chủ tịch Hội Ung thư Hoa Kỳ. Nếu núm vú của bạn đóng vảy hoặc bắt đầu bong tróc, có thể là biểu hiện bệnh Paget của núm vú, điều này có liên quan tới một bệnh ung thư tiềm ẩn trong khoảng 95% trường hợp. Bất kỳ sự bài tiết máu hoặc sữa nào ở đầu vú cũng nên được khám kiểm tra.

Chỗ trũng (dimpling) trên da vú, đặc biệt nếu nó có vẻ giống mầu da cam, “là điều gì đó đáng lo lắng,” Karlan nói. Chỗ trũng như vậy rất thường liên quan tới ung thư vú bị viêm, tuy hiếm nhưng ung thư tiến triển cũng có thể được đặc trưng bằng vú sưng, nóng, và đỏ.

Yêu cầu bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám vú, tiếp theo là chụp tuyến vú và có thể siêu âm vú (sonogram). Tùy thuộc vào kết quả khám và chụp/siêu âm tuyến vú mà bác sĩ có thể làm sinh thiết.

2. Ra huyết âm đạo

Ngay khi bạn đạt tới thời kỳ mạn kinh (được định nghĩa là 12 tháng mà không có chu kỳ kinh nguyệt), bất cứ ra huyết sau mạn kinh nào đều là dấu hiệu cảnh báo, Runowicz nói. “Bất cứ giọt máu, nhuốm mầu nào trên đồ lót của bạn, hoặc cục máu đông lớn đều là bất thường và cần được kiểm tra ngay lập tức,” cô nói. Ra huyết như vậy có thể cho biết điều gì đó lành tính như polyp nội mạc tử cung hoặc điều gì đó nghiêm trọng hơn như ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.

Ra huyết bất thường đối với bạn – có vết máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn hoặc ra máu nhiều hơn bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt – cần được kiểm tra, Karlan nói. Xung quanh thời kỳ mạn kinh, ra huyết bất thường thường gắn liền với sự thay đổi nội tiết tố, mặc dù vấn đề nghiêm trọng hơn có thể là nguyên nhân, đó là lý do tại sao tất cả ra huyết âm đạo bất thường cần được kiểm tra. Cần được tiến hành siêu âm qua âm đạo và có thể phải làm sinh thiết.

3. Chảy máu trực tràng

Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ. Một trong những điểm nổi bật là chảy máu trực tràng mà nhiều người vẫn nghĩ đến bệnh trĩ, nguyên nhân gây chảy máu trực tràng phổ biến nhất. “Nhưng nó không luôn như thế,” Karlan nói. Máu đỏ hoặc đen trong phân sẽ khiến bạn đi khám bác sĩ, bà nói.

Bác sĩ có thể sẽ tiến hành thăm trực tràng và thu xếp nội soi đại tràng nếu bạn trên 50 tuổi, và cũng có thể nếu bạn trẻ hơn.

4. Khí hư âm đạo

Khí hư âm đạo hôi hoặc có mùi hôi có thể là một triệu chứng của ung thư cổ tử cung, Runowicz nói. Khí hư có thể có máu và có thể xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mạn kinh. Tốt nhất không tự điều trị khí hư với các loại thuốc không cần kê đơn, cô ấy nói.

Việc thăm khám rất cần thiết để xác định xem việc ra khí hư là do nhiễm khuẩn hay điều gì đó nghiêm trọng hơn.

5. Đầy hơi

“Ung thư buồng trứng là sát thủ số 1 của tất cả các loại ung thư ở cơ quan sinh sản,” Karlan nói. “Trong nhiềm năm nó được biết tới với cái tên nhầm lẫn là kẻ giết người thầm lặng, và chúng tôi thực sự cần phải đặt nó sang một bên. Ung thư buồng trứng có triệu chứng một cách rõ ràng.”

Bốn triệu chứng thường gặp nhất lá:

- Đầy hơi

- Cảm thấy rằng bạn no bụng sớm hơn bạn thường thấy khi ăn

- Thay đổi thói quen đi đại hoặc tiểu tiện, ví dụ như đi tiểu thường xuyên hơn

- Đau lưng hoặc đau vùng khung chậu

Không phải là điều bất thương khi thỉnh thoảng có 1 hoặc 2 trong số các triệu chứng này, đặc biệt là sau một bữa ăn lớn. Nhưng nếu bạn có ít nhất 2 triệu chứng mỗi ngày trong hơn 2 tuần thì hãy gọi điện cho bác sĩ.

Bạn cần phải được thăm khám phụ khoa, siêu âm qua âm đạo, và có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra ung thư

6. Tăng hoặc giảm cân không giải thích được

“Nếu bạn đột ngột tăng 2 kg, đừng lo lắng,” Runowicz nói. Nhưng nếu tăng cân quá mức từ tháng này sang tháng kia – đặc biệt nếu bạn thường duy trì một cân nặng bình thường và thường để ý những gì bạn ăn – có thể là do tích tụ dịch trong ổ bụng (cổ chướng) liên quan tới ung thư buồng trứng và điều này sẽ khiến bạn phải đi khám bác sĩ, cô ấy nói.

Sút ít nhất khoảng 4,5 kg mà không giải thích được “có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư,” theo Hội Ung thư Hoa Kỳ, và nó thường liên quan tới ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, hoặc ung thư phổi.

Nhưng sút cân ở phụ nữ thường do cường tuyến giáp, Runowicz nói. Hãy đi khám bác sĩ để được thu xếp làm xét nghiệm tuyến giáp kiểm tra bệnh lý phổ biến này.

7. Ho dai dẳng

Bất kỳ ho dai dẳng nào – ho kéo dài 2 hoặc 3 tuần và không phải do dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc ho ra máu – thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Nếu ho của bạn gây ra bởi việc hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, hãy đi khám bác sĩ. “Hút thuốc lá là sát thủ gây ung thư số một ở phụ nữ,” Karlan nói.

Bạn không phải là người hút thuốc lá nhưng vẫn có nguy cơ ung thư. Phần lớn ung thư phổi mà người không hút thuốc lá mắc cũng xảy ra ở phụ nữ. Hãy đi khám bác sĩ để được thu xếp chụp X-quang ngực và có thể chụp CT ngực.

8. Sự thay đổi hạch bạch huyết

“Nếu bạn cảm thấy các hạch bạch huyết cứng ở cổ hoặc dưới cánh tay, bạn nên đi khám bác sĩ,” Runowicz nói.

Các hạch bạch huyết sưng to và chắc thường do nhiễm trùng.

Nhưng u lympho hoặc ung thư phổi, vú, đầu hoặc cổ đã di căn có thể biểu hiện hạch bạch huyết lớn. Hãy đi khám bác sĩ và có thể làm sinh thiết hạch.

9. Mệt nhọc

Hội Ung thư Hoa Kỳ định nghĩa mệt nhọc (fatigue) là “tình trạng rất mệt mỏi mà không cải thiện khi nghỉ.” Vì vậy, nếu bạn thường xuyên mệt nhọc thì hãy đi khám bác sĩ. Bệnh bạch cầu, ung thư đai tràng, hoặc ung thư dạ dày – có thể gây mất máu – có thể gây ra mệt nhọc.

“Mệt nhọc có thể là một vấn đề nghiêm trọng và nó rất dễ dàng bị bỏ qua,”Runowicz nói.

Bác sĩ sẽ khám kiểm tra cho bạn và làm xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp và loại trừ các bệnh lý tuyến giáp, cô nói.

10. Thay đổi da

Hãy để mắt tới bất cứ sự thay đổi nào bạn nhận thấy trên da toàn bộ cơ thể, và gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất cứ điều gì khiến bạn quan tâm.

Lở loét trong miệng mà không lành – đặc biệt nếu bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu – có thể là dấu hiệu của ung thư miệng và bạn cần đi khám bác sĩ.

Lưu ý bất cứ vết loét hoặc da bị kích thích nào ở vùng âm đạo. “Một tổn thương âm hộ không lành có thể là dấu hiệu của ung thư âm hộ,” Runowicz nói.

Những thay đổi nốt ruồi hoặc tổn thương sắc tố trên âm hộ cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư. “Khối u ác tính âm hộ thường xuyên có thể bị bỏ qua và có thể tiến triển rất nhanh,” Karlan nói. Đi khám bác sĩ và sinh thiết có thể được thực hiện tại phòng khám nếu cần thiết.

Điểm mấu chốt

Cảnh giác với tất cả các triệu chứng, nhưng hãy nhớ: Trong khi điều quan trọng là phải cảnh giác với những thay đổi thực thể, thì “chúng tôi không muốn [đưa ra] quá nhiều báo động,” Karlan nói.

Nếu nhận thấy có điều gì đó khác thường về cơ thể bạn, hãy đi khám bác sĩ. Rất có thể nó không phải là ung thư, nhưng nếu là ung thư, cô ấy nói, “ung thư có thể điều trị, nó thường có thể chữa được, và việc có chẩn đoán sớm hơn sẽ giúp bạn có được những lợi ích nhất từ những tiến bộ y học hiện nay và bạn có được chất lượng cuộc sống như trước khi được chẩn đoán ung thư.”

Caryl Engstrom cũng đồng ý rằng “tất cả đều là chẩn đoán sớm. Ung thư vú ở giai đoạn mà tôi được chẩn đoán, nó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn,” cô ấy nói. Việc nhận được xác nhận cô ấy bị ung thư vú “là phần tồi tệ nhất.” Điều trị - phẫu thuật, hóa trị và xạ trị - “không phải là khó khăn,” cô ấy nói. “Tôi nhận thấy mọi thứ rất dễ kiểm soát.”

Ngày hôm nay, 5 năm sau khi được chẩn đoán và điều trị, bệnh của Engstrom đang thuyên giảm, mặc dù có lúc điều gì đó đã bộc lộ ra chứng tỏ ung thư đang phát triển nhanh. Cô ấy vẫn được làm xét nghiệm tầm soát. Đối với cô ấy, hãy nhấc điện thoại ngay lập tức là điều tốt nhất mà cô ấy có thể làm vì sức khỏe của mình – và cuộc sống của cô

3 cách làm giảm nguy cơ ung thư
  • Tự biết mình. Làm một cây sức khỏe gia đình. “Biết lịch sử gia đình của bạn,”Karlan nói. “Biết những gì mà bạn đang có nguy cơ,” vì vậy bạn có thể tập trung vào các xét nghiệm tầm soát và dự phòng. Ngoài ra, bạn có thể kế thừa các nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng từ cha cũng như mẹ của bạn, cô ấy nói.
  • Kiểm tra chỉ số số khối cơ thể (BMI) của bạn. Tạo một thói quen tìm hiểu về chỉ số khối cơ thể của bạn, và giữ nó dưới 25 – ranh giới thừa cân, Karlan nói. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nồng độ estrogen máu, điều này giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
  • Lên lịch làm các xét nghiệm tầm soát. “Hãy chắc chắn rằng bạn được nội soi đại tràng khi bạn trên 50 tuổi,” Runowicz nói. Và lên lịch làm phiến đồ tế bào cổ tử cung (bắt đầu 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên hoặc không muộn hơn tuổi 21) cũng như chụp tuyến vú sau tuổi 40, theo Hội Ung thư Hoa Kỳ.
Bác sĩ Hà Phương - Theo Bác sỹ nội trú/WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm