Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu thầy cô, cha mẹ và các em có ý thức và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa.
Phòng ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
- Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.
- Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
- Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
- Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
- Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
- Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí…
- Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông
- Trường phải có cổng, hàng rào.
- Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
- Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông.
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
- Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
- Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.
Phòng ngừa đuối nước
- Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
- Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn. Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Phòng ngừa điện giật
- Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
- Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm.
Trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.