Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mọi điều cần biết về bệnh van tim: Khái niệm, triệu chứng và điều trị

Bệnh van tim là khái niệm chỉ chung các vấn đề ở van tim, khiến van không thể đóng hoặc mở ra đúng cách. Điều này rất nguy hiểm vì nếu một hoặc nhiều van tim bị tổn thương, trái tim sẽ phải làm việc vất vả hơn nhiều để bơm máu.

Bệnh van tim có thể làm gián đoạn lưu thông máu trong cơ thể.

Van tim là gì? 

Trái tim có 4 van để giúp giữ cho dòng máu chảy đúng hướng giữa 4 buồng tim (bao gồm 2 buồng tâm nhĩ và 2 buồng tâm thất). Mỗi van tim giống như một cánh cửa một chiều. Trong mỗi nhịp đập của trái tim, các van mở ra để cho máu chảy ra khỏi buồng, sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược lại.

4 van trong trái tim cụ thể là:

  • Van 3 lá: Có nhiệm vụ kiểm soát lưu lượng máu giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.

  • Van 2 lá: Kiểm soát lưu lượng máu giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

  • Van động mạch phổi: Kiểm soát dòng máu giữa tâm thất phải và động mạch phổi - mạch máu đưa máu từ tim đến phổi.

  • Van động mạch chủ: Kiểm soát dòng máu giữa tâm thất trái và động mạch chủ.

2 dạng bệnh van tim thường gặp

Có một số dạng bệnh van tim thường gặp như sau:

Hẹp van tim

Đây là tình trạng xảy ra khi van không hoạt động được bình thường do nắp van bị dày, cứng lại. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu, gây căng thẳng cho trái tim.

Hở van tim

Đây là tình trạng xảy ra khi nắp van bị rò rỉ, không đóng lại được đúng cách. Điều này có thể khiến máu bị dội ngược trở lại buồng tim qua van tim, khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn để đảm bảo lưu thông máu khắp cơ thể.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim 

Các triệu chứng cảnh báo bệnh van tim có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng ở từng người. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh van tim nhưng cũng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, dù chắc chắn họ vẫn cần được điều trị.

Nhìn chung, các triệu chứng cảnh báo bệnh van tim có thể bao gồm: Có tiếng thổi tim (khi nghe bằng ống nghe), đau ngực, choáng ngất, nhịp tim không đều, đánh trống ngực, hụt hơi, người mệt mỏi, sưng mắt cá chân và bàn chân… Do bệnh van tim không được điều trị có thể dẫn tới suy tim, bạn nên chủ động đi khám nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu cảnh báo trên.

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh van tim

Một số người bệnh van tim đã có những bất thường ngay từ khi sinh ra (dị tật tim bẩm sinh). Trong khi đó, một số người khác lại mắc bệnh do các yếu tố khác như tuổi tác, các bệnh khác khiến van tim bị tổn thương (như suy tim, bệnh cơ tim, đau tim, nhiễm trùng, thoái hóa van tim, vôi hóa van tim)…

Điều trị bệnh van tim thế nào?

Việc điều trị bệnh van tim thường phụ thuộc vào nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh, cũng như cách bệnh tác động tới trái tim. Hầu hết các dạng bệnh van tim đều có thể được điều trị bằng thuốc, hoặc phẫu thuật van tim trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng

  • Phẫu thuật sửa hoặc thay thế van tim

  • Tạo hình van tim (sử dụng bóng để mở rộng van tim bị hẹp)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Người bị hở van tim kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 18/10/2024

    Bạn có đánh răng đúng cách không?

    Đánh răng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và đây là cách đánh răng đúng - theo các chuyên gia.

  • 18/10/2024

    Phòng chống sốt xuất huyết giao mùa: Những điều cần biết và cách bảo vệ gia đình

    Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn biến nặng.

  • 18/10/2024

    Bạn đã biết đến 5 cách cắt giảm đường để giảm cân nhanh hơn?

    Những người hảo ngọt sẽ hiểu khó khăn trong chế độ ăn kiêng khi phải cắt giảm đường. Tham khảo cách nói không với những món ăn có đường gây bất lợi cho quá trình giảm cân và sức khỏe.

  • 17/10/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản

    Chế độ nuôi dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm thiểu các di chứng.

  • 17/10/2024

    Vượt qua triệu chứng “trầm cảm mùa thu”

    Thiên nhiên ảm đạm trong thời tiết mùa thu khiến con người dễ buồn chán.

  • 17/10/2024

    Bổ sung vitamin K2 cho trẻ NÊN hay KHÔNG?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vitamin K1 quan trọng trong việc dự phòng tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K trong 6 tháng đầu đời, trong khi vitamin K2 đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khoáng hóa và phát triển xương của trẻ.

  • 17/10/2024

    Tại sao bạn cần xét nghiệm Vitamin D?

    Xét nghiệm vitamin D dùng để đo lượng vitamin D trong máu của bạn, kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có đủ vitamin D hay không. Vậy xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa gì và khi nào bạn cần làm xét nghiệm vitamin D, cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 17/10/2024

    Mạng xã hội có thể gây ‘nghiện’: Làm sao để trẻ không ‘nghiện’?

    Chưa có thống kê cụ thể về thời gian vào mạng xã hội hàng ngày, nhưng việc tốn 2-3 giờ đồng hồ cho mạng xã hội là phổ biến với học sinh hiện nay.

Xem thêm