Mặt trái từ mỹ phẩm và thói quen lạm dụng trang điểm
Tăng rủi ro ung thư da
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chắm sóc sắc đẹp là gây ung thư da. Đa số mỹ phẩm lưu thông trên thị trường hiện nay đều có chứa hóa chất độc hại và nếu dùng dài kỳ, lạm dụng có thể gia tăng bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư da và ung thư máu. Ví dụ, trong nước hoa có chứa phthalates, dầu gội, thuốc xịt khử mùi tổng hợp, sơn móng tay đều có chứa benzen, thủ phạm làm gia tăng bệnh ung thư. Đôi khi chính các hãng sản xuất cũng đã che giấu các thành phần này, không ghi rõ trên nhãn mác nên người tiêu dùng không biết độc tính, vô tư sử dụng, khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Theo khuyến cáo, khi mua mĩ phẩm, nước hoa hay bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào nên tránh các thành phần như Butylene Glycol (có trong thuốc xịt và thuốc nước), Zirconium (sơn móng tay), Tartrazine, Nickel Sulphate (thuốc nhuộm tóc và chất làm se da), Potassium Bromatee (nước súc miệng và kem đánh răng) và Resorcinol (son môi và thuốc nhuộm tóc).
Rối loạn hô hấp
Sản phẩm làm đẹp nói chung có chứa hóa chất và tạo ra các phản ứng hóa học nên không chỉ làm tổn thương vẻ đẹp thể chất mà còn gây ra dị ứng, và tạo ra các rối loạn hô hấp nghiêm trọng. Ví dụ, salicylat và chì có trong son môi có thể dẫn đến hiện tượng khó thở, gây hen xuyễn. Ngay cả bong bóng tắm có từ xà phòng, sữa tắm mà nhìn qua có thể vô hại nhưng lại gây các chứng bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ, nhất là trong các sản phẩm có chứa các chất tạo bọt alkylarylsulphonate. Vì mục đích an toàn nên khi sử dụng cần thận trọng, riêng nhóm người mắc các chứng bện về đường hô hấp thì nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng.
Tổn thương hệ thống sinh sản
Theo nghiên cứu, các loại hóa chất có trong mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, nước hoa nếu dùng dài kỳ, có thể gây thiệt hại DNA trong các tế bào sinh sản. Ví dụ, parabens gây dị ứng có trong mỹ phẩm dưới dạng thành phần kháng khuẩn được xem là bất lợi cho các tế bào sinh sản của cơ thể, trong khi đó butyl paraben, một loại hóa chất khác lại làm tăng nguy cơ tổn thương DNA tinh trùng của nam giới. Nếu ADN tế bào sinh sản bị tổn thương có thể gây tác động xấu đến hoóc-môn kích thích sinh sản. Phụ nữ là nhóm người sử dụng mỹ phẩm nhiều nhất nên có rủi ro lớn hơn, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, mọi người cần cân nhắc, tính toán thiệt hơn mỗi khi quyết định dùng nhóm sản phẩm làm đẹp này.
Gián đoạn tuyến giáp
Các loại hóa chất có trong mỹ phẩm rất độc, nếu sử dụng dài kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nội tiết của cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Ví dụ như triclosan, hóa chất có mặt nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, thuốc xịt khử mùi, mỹ phẩm, kem tẩy trắng tế bào, loại bỏ mụn trứng cá... Nếu hóa chất này hấp thụ và tích lũy trong cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng tuyến giáp, dẫn đến tình trạng làm cho tuyến giáp không bài tiết đủ hoóc-môn tuyến giáp, gây đau đầu, trầm cảm và tăng cân, thậm chí có thể phát sinh chứng bệnh suy giảm hoặc cường giáp, thậm chí cả bệnh ung thư tuyến giáp nguy hiểm.
Gia tăng bệnh trầm cảm
Nhiều người cho rằng mỹ phẩm chẳng liên quan gì đến trầm cảm nhưng theo các nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy, phụ nữ có thói quen lạm dụng mỹ phẩm thường có xu hướng ảm đạm hơn và trầm cảm thường xuyên hơn so với những người sử dụng ít hoặc không dùng mỹ phẩm. Một số hóa chất như triclosan, paraben có trong mỹ phẩm, nhất là các sản phẩm chăm sóc da và nước hoa có thể làm gián đoạn, gây mất cân bằng nội tiết tố, tạo ra những cảm xúc tiêu cực như thiếu tập trung, trầm cảm, bồn chồn, lo lắng và chán chường.
Nhiễm trùng mắt
Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm cho mắt và vùng xung quanh mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, triệu chứng thường thấy như mẩn đỏ, chảy nước mắt và cảm giác châm chích. Nhiễm trùng mắt là do dùng quá nhiều mỹ phẩm đắp lên mắt, một khi các loại hóa chất ngấm vào bên trong sẽ gây nhiễm trùng, đỏ, ngứa. Nếu nhiễm trùng dài kỳ, kèm theo những căn bệnh vốn có có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Nên nhớ, các loại hóa chất có trong mỹ phẩm rất độc hại đối với các bộ phận bên trong mắt, vì vậy khi dùng phải cẩn thận, cân nhắc thiệt hơn để sử dụng hài hòa và đảm bảo lợi ích lâu dài, bởi lẽ đôi mắt rất quan trọng đối với cuộc đời con người.
Nhiễm trùng mắt là do dùng quá nhiều mỹ phẩm đắp lên mắt
Dị ứng
Thừa nhận mỹ phẩm mang lại lợi ích rất lớn cho con người song chính mỹ phẩm cũng lại tạo ra những căn bệnh nan y, trong đó có bệnh dị ứng mỹ phẩm. Thủ phạm chính là do hóa chất có trong các sản phẩm này là parabens (etyl-paraben, butyl-paraben và isopropyl-paraben...), nhóm hóa chất này được dùng để làm chất bảo quản, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong mỹ phẩm, nhưng mặt trái lại tạo ra những phản ứng dị ứng rất mạnh như: gây kích ứng da, ngứa, sưng đỏ, thậm chí cả nhiễm trùng kéo dài như từng thấy ở nước hoa do phản ứng nhạy ánh sáng (photosensitization), gây biến màu da. Ngoài ra việc nhạy cảm salicylate có trong mỹ phẩm cũng là nguyên nhân phát sinh dị ứng, gây phát ban đau đớn. Đáng tiếc, phần lớn mỹ phẩm có trên thị trường đều có chứa loại hóa chất độc hại.
Ngứa ngáy và rối loại da
Một số loại mỹ phẩm có chứa nhiều dầu gây bịt kín lỗ chân lông trên da mặt, dẫn đến sự bùng phát mụn trứng cá, và lâu ngày gây kích thích ngứa ngáy khó chịu. Salicylat là một loại hóa chất được tìm thấy trong một số kem dưỡng da có thể dẫn đến ngứa trầm trọng, nhất là nhóm người nhạy cảm với hóa chất. Để hạn chế, trước khi mua sản phẩm cần tìm hiểu kỹ về thành phần, chất lượng và tác dụng phụ. Các loại sản phẩm chất lượng kém có thể gây lão hóa da sớm, ví dụ như Sodium lauryl sulphate, hợp phần phổ biến trong thương hiệu mỹ phẩm hiện đại có thể làm giảm hàng rào bảo vệ của da tới 10 %, nhưng lại tăng tính nhạy cảm của da trước các chất gây dị ứng. Ngoài ra kim loại nặng, amoniac trong thuốc nhuộm tóc cũng có thể dẫn đến trầy xước da đầu, thiệt hại nang tóc và gây rụng tóc từng mảng.
Đau đầu
Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm thấy bằng chứng giữa mỹ phẩm và chứng đau đầu ở con người. Cụ thể, hầu hết phụ nữ có thói quen dùng mỹ phẩm nhiều giờ trong ngày là nhóm người dễ bị đau đầu, thậm chí cả những cơn đau nghiêm trọng. Nếu lạm dụng, tạo ra những lớp son phấn dày bự trên mặt và trán thì rủi ro đau đầu càng cao hoặc phát sinh những cơn buồn nôn, chóng mặt. Các loại hóa chất mạnh có trong mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp lên da, cơ bắp, ngấm vào máu, gây đau đầu, suy nhược cơ thể và làm tăng mệt mỏi. Vì vậy, những ai hay bị đau đầu nên xem lại cách dùng mỹ phẩm, xác định nguyên nhân, sau đó tự bản thân điều chỉnh sử dụng cho phù hợp, thông minh để giảm đau mà vẫn đảm bảo vẻ đẹp mong muốn.
Biến màu da
Một số mỹ phẩm như kem chống nắng, phấn hồng, môi son có thể làm trắng hoặc gây sạm da, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng kém, hàng nhái, hàng rởm. Mỹ phẩm kém chất lượng không chỉ làm hỏng da mà còn gây bệnh cho da, làm cho da biến màu như xám tro, đỏ vệt, thậm chí còn là cháy da và để lại vết sẹo thâm sì. Để hạn chế, nên sử dụng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng. Trước khi dùng nên thử nếu an toàn hãy dùng tiếp, hoặc có thể chuyển sang dùng các biện pháp làm đẹp tự nhiên như như bột đắp chế từ trái cây, thảo dược, ăn uống lành mạnh và tăng cường nước, duy trì cuộc sống vận động, kiểm soát stress... sẽ giúp cho làn da tươi tắn, sáng láng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.