Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn cách bảo quản thuốc an toàn tại nhà

Một nguyên tắc chung là các loại thuốc cần được bảo quản ở nơi khô mát. Bạn nên tránh bảo quản trong tủ ở phòng tắm, trên kệ hoặc tủ sát các bức tường ẩm ướt hoặc trong nhà bếp.

Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ ở nơi bảo quản thuốc tốt nhất là dưới 25 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá 25 độ C, các loại thuốc có thể mất tác dụng. Bạn nên đọc hướng dẫn bảo quản trên bao bì, và lưu trữ các loại thuốc một cách thích hợp.

Dưới đây là những cách thích hợp để bảo quản từng loại thuốc khác nhau:

Si rô

Luôn để chúng tránh xa ánh sáng mặt trời. Hầu hết si rô nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp chai. Bạn cũng nhớ vặn chặt nắp ngay sau khi sử dụng, nếu không, vi khuẩn, virus và bụi bẩn có thể xâm nhập, làm nhiễm bẩn si rô, khiến chúng trở nên mất tác dụng. Si rô cũng có thể thay đổi các đặc tính chữa bệnh do tiếp xúc với độ ẩm và không khí.

Si rô cũng có thể thay đổi các đặc tính chữa bệnh do tiếp xúc với độ ẩm và không khí. 

Si rô pha

Trong khi sử dụng si rô pha, bạn cần thêm một lượng nước được kê đơn trước khi sử dụng. Cần đun nước sôi để nguội trước khi cho vào chai.

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo nước không chứa tạp chất để tránh làm nhiễm bẩn si rô. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng không nên lưu trữ lâu hơn 1 tuần sau khi mở.

Thuốc viên và viên nang

Thuốc viên và viên nang nên được bảo quản trong hộp kín, để nơi thoáng mát và tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản chúng ngoài bao bì ban đầu vì đó là nơi được thiết kế chống ẩm tốt nhất. Ngoài ra, bạn cần tránh dùng tay ướt hoặc bẩn khi sử dụng thuốc viên và viên nang.

Nhiều người sử dụng hộp thuốc có các ngăn hoặc có in thời gian sử dụng bảo quản thuốc viên và viên nang. Có nhiều mẹo để dùng thuốc đúng giờ nên cần tránh sử dụng những hộp này. Phần lớn các thuốc bảo quản sẽ bị ẩm nếu không có vỏ.

Các chuyên gia cũng cho biết bạn cần tránh điều này vì các thuốc có thể tương tác với nhau khiến chúng trở nên mất tác dụng.

Thuốc nhỏ giọt

Giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc nhỏ giọt nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh xa ánh sáng mặt trời và ở nơi mát, tối. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi sử dụng. Không nên để vòi của những lọ thuốc nhỏ giọt tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc tai, và bạn nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định. Nếu nó tiếp xúc với da mà bạn không làm sạch điểm tiếp xúc trước khi cho lại vào hộp, phần thuốc còn lại có thể bị nhiễm bẩn.

Vắc-xin và thuốc tiêm

Tất cả các loại vắc-xin và thuốc tiêm cần được bảo quản trong tủ lạnh trừ khi có hướng dẫn đặc biệt trên bao bì. Nhiệt độ bảo quản vắc-xin lý tưởng là 2-8 độ C.

Nhưng lưu ý không được lưu trữ chúng ở ngăn đá hoặc ngăn để rau. Nhiệt độ ở ngăn đá thường thấp hơn nhiệt độ tối ưu và có thể làm hỏng vắc-xin. Nếu bảo quản ở ngăn để rau, nhiệt độ lại quá cao cũng có thể làm hỏng vắc-xin. Hãy đảm bảo tủ lạnh sạch sẽ. Vứt bỏ thức ăn cũ.

Ngoài ra, tránh chạm tay vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm. Cần rửa tay sạch trước khi sờ vào thuốc.

Insulin

Nhiều người bảo quản insulin ở nhiệt độ phòng, nhưng cần nhớ rằng cũng như các thuốc tiêm khác, insulin cần được lưu trữ trong tủ lạnh.

BS Cẩm Tú - Theo Sức Khỏe Và Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm