Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mắc thủy đậu 2 lần – liệu có thể hay không?

Dù chưa hay đã từng bị thủy đậu thì câu hỏi mà không ít người luôn thắc mắc là “bệnh thủy đậu có tái phát lần 2” hay không?

Thông thường, trẻ em sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với thủy đậu sau khi mắc một lần đầu và sẽ không mắc lại.

Mắt thủy đậu lần thứ hai

Trong một số trường hợp, đứa trẻ có thể mắc thủy đậu nhiều lần, bao gồm:

  • Trẻ mắc thủy đầu lần đầu tiên từ rất sớm, đặc biệt khi trẻ chưa đến 6 tháng tuổi.
  • Bị nhiễm trùng nhẹ hoặc nhiễm khuẩn trong lần mắc đầu tiên
  • Có một số vấn đề với hệ miễn dịch của trẻ
  • Mặc dù sau khi mắc thủy đậu lần một, hầu hết trẻ em đều được xem là đã có miễn dịch tự nhiên và không cần tiêm vắc xin phòng ngừa nữa. Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc để tiêm cho trẻ trong trường hợp nếu lúc đó trẻ còn rất bé và mới chỉ mắc nhẹ. Việc phòng ngừa này sẽ giữ cho trẻ không mắc phải thủy đậu lần hai.
  • Và với những trẻ đã được chủng ngừa, nguy cơ mắc thủy đậu lần hai cũng giảm đi rất nhiều trong trường hợp phơi nhiễm với những người mắc thủy đậu.

Có phải hầu hết mọi người không mắc thủy đậu hai lần?

Đúng vậy, việc mắc thủy đậu hai lần là hoàn toàn không phổ biến. Vậy tại sao một đứa trẻ vẫn có thể mắc tới hai lần?

Lý do phổ biến giải thích cho trẻ khi bị mắc thủy đậu lần thứ hai thường là do việc chẩn đoán nhầm ở lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Mặc dù việc chẩn đoán thủy đậu rất khó để nhầm lẫn được nhưng các trường hợp nhiễm virus và thậm chí là côn trùng cắn vẫn có thể bị chẩn đoán nhầm là mắc thủy đậu nhẹ, đặc biệt là những suy nghĩ này đến từ những người không chuyên, bao gồm cả cha mẹ trẻ.

Mặc dù việc kiểm tra thủy đậu rất hiếm được thực hiện nhưng vẫn có các xét nghiệm để xác nhận được một người có mắc thủy đậu hay không. Việc này có thể hữu ích trong trường hợp nhẹ hoặc nghi ngờ mắc lần thứ hai ở trẻ.

Các xét nghiệm cho thủy đậu có thể bao gồm:

  • PCR tế bào
  • Xét nghiệm vi rút từ các chất lỏng trên tổn thương do thủy đậu gây ra
  • Kháng thể IgG và IgM

May mắn thay, ngày nay với sự phát triển của vắc xin thủy đậu, tỷ lệ mắc thủy đậu lần đầu tiên và thứ hai đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, theo những tổng kết của CDC, mặc dù miễn dịch thủy đậu được coi là miễn dịch lâu dài và rất hiếm xảy ra trường hợp mắc lại lần nữa, trường hợp thứ hai vẫn có thể xảy ra phổ biến ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Thủy đậu, quai bị, sởi: bệnh không phải chỉ ở trẻ em

Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

Xem thêm