Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ bị thủy đậu, mẹ xử trí thế nào?

Bệnh thủy đậu lành tính nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Trẻ bị thủy đậu, mẹ xử trí thế nào?

Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. 

Thuỷ đậu do virus gây ra, lây chủ yếu qua đường hô hấp (nói chuyện, ăn uống, hắt hơi, chảy nước mũi,...). Ngoài ra, bệnh này có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, vùng da bị tổn thương hoặc vết lở loét của người mắc bệnh.

Triệu chứng của thuỷ đậu

Khi khởi phát, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ đôi khi không có dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn khởi phát.

Khi lên thuỷ đậu, cơ thể bé xuất hiện nốt rạ rất nhanh từ 12-24 giờ. Những nốt này thường có mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường, mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Trẻ thường bình phục sau 5-10 ngày. 

Tre bi thuy dau, me xu tri the nao? hinh anh 1

Khi khởi phát, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ.  Ảnh: Vsirivni

Cách chăm sóc trẻ khi bị thuỷ đậu

- Cha mẹ nên cách ly con với trẻ khác, không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng khi bị thuỷ đậu. Bạn cần tránh làm vỡ các nốt phỏng vì gây bội nhiễm và thành sẹo.

- Rửa mũi cho bé thường xuyên để tránh bội nhiễm.

- Bổ sung vitamin tổng hợp và men vi sinh giúp trẻ tăng đề kháng. 

- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả.

- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Mặc quần áo vải mềm, tránh cọ sát với vết phỏng gây vỡ, áo thấm hút mồ hôi.

- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch sẽ, có thể tắm bằng lá kim ngân. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ kiêng gió, không tắm quá lâu.

- Trẻ nên kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, thịt gà,... có thể khiến vết phỏng mưng mủ.

- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

- Trường hợp sốt cao, bạn có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, bạn có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

- Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

- Khi bạn cần tiếp xúc với người bệnh thủy đậu phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những mẹ nào đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Phòng bệnh thủy đậu bằng tiêm phòng

Hiện nay, cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu là tiêm vắc xin phòng bệnh sớm, nhất là khi chuẩn bị vào mùa dịch. Vắc xin phòng thủy đậu được chỉ định để tiêm lần 1 cho bé từ 12-15 tháng tuổi, liều 2 từ 4-6 tuổi (đảm bảo khoảng cách giữa hai liều tối thiểu 3 tháng).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về vaccine thủy đậu cho trẻ em

Dược sĩ cao cấp Trương Minh Đạt - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm