Việc linh động thay đổi tư thế làm việc giữa đứng và ngồi sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe.
Bàn làm việc đứng (standing desk), hay còn được biết đến với tên gọi là bàn nâng hạ công thái học, là một khái niệm mới mẻ trong lĩnh vực nội thất văn phòng hiện đại. Khác với phong cách làm việc ngồi một chỗ truyền thống, bàn làm việc đứng có thể điều chỉnh được chiều cao một cách linh hoạt, giúp người sử dụng có thể tự điều chỉnh được tư thế làm việc của mình một cách thoải mái nhất.
Dưới đây là những lợi ích bạn có thể nhận được khi sử dụng bàn làm việc đứng.
Cải thiện tư thế và giảm đau lưng
Ngồi làm việc trong thời gian dài có thể gây áp lực rất lớn lên cơ lưng, cổ và cột sống, khiến bạn dễ mắc phải nhiều căn bệnh mạn tính như thoái hóa, xương khớp…
Vì vậy, để cải thiện tư thế làm việc và giảm đau lưng, bạn có thể sử dụng bàn làm việc đứng (kết hợp làm việc đứng và ngồi luân phiên) để thay đổi tư thế thường xuyên, giúp bạn giảm mệt mỏi và khó chịu ở lưng dưới.
Cải thiện sự tập trung và tăng năng suất làm việc
Khi bạn sử dụng bàn làm việc đứng, bạn có thể thường xuyên thay đổi giữa việc đứng và ngồi. Điều này giúp tăng cường hoạt động vận động, giúp cho cơ thể cảm thấy thư giãn và tinh thần tập trung làm việc sẽ cao hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Theo các chuyên gia về sức khỏe, ngồi nhiều và ít vận động sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể và sẽ dẫn tới một số bệnh mạn tính như đột quỵ, ung thư, đái tháo đường loại 2, bệnh tim mạch…, thậm chí là tử vong sớm.
Mặc dù vẫn cần thêm những nghiên cứu để biết liệu bàn đứng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính hay không, nhưng các nhà khoa học khuyến nghị trong quá trình ngồi làm việc, bạn hãy thường xuyên đứng lên, đi lại hoặc di chuyển vừa để thư giãn gân cốt, vừa để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Giảm trầm cảm và lo âu
Bàn làm việc đứng có thể giúp giảm tác động tiêu cực của hành vi ít vận động, mang lại môi trường làm việc năng suất, vui vẻ và lành mạnh hơn. Giảm thời gian ngồi, đặc biệt đối với những nhân viên văn phòng, cũng có thể giúp cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất của họ.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng bàn làm việc đứng không phải là giải pháp hoàn hảo cho tất cả mọi người. Một số người có thể cảm thấy khó chịu khi đứng trong thời gian dài, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc đau khớp.
Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng bàn làm việc đứng sao cho hợp lý với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 việc cần làm để có môi trường làm việc lành mạnh.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.