Nguyên nhân gây loét mắt cá chân
Loét do ứ máu tĩnh mạch thường là do mắc căn bệnh gọi là tăng huyết áp tĩnh mạch hay suy tĩnh mạch mạn tính. Máu từ chi dưới không thể chảy về tim như bình thường và gây tăng áp lực tĩnh mạch. Sự gia tăng áp lực có thể gây loét trên da, thường hình thành ở mặt trong của chân, ngay trên mắt cá chân.
Người ta vẫn chưa biết chính xác làm cách nào tăng huyết áp tĩnh mạch có thể gây loét. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng tăng huyết áp tĩnh mạch có thể làm giảm lưu lượng máu chảy tới chân, gây tập trung nhiều hơn các tế bào bạch cầu. Sự tích lũy của các bạch cầu làm cản trở oxy tới mô, gây tổn thương và hình thành vết loét.
Một giả thuyết khác lại cho rằng tình trạng tăng huyết áp tĩnh mạch có thể khiến các tế bào thoát qua da và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tế bào. Quá trình này gây cản trở việc tái tạo mô bị tổn thương.
Những ai có nguy cơ cao bị loét mắt cá chân
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị loét chân do ứ máu tĩnh mạch nếu bạn:
Nếu gia tình bạn đã từng có người bị loét chân thì khả năng bạn bị mắc căn bệnh này là khá cao. Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ loét mắt cá chân do làm cản trở lượng oxy vào máu.
Các triệu chứng của loét mắt cá chân
Loét do ứ máu tĩnh mạch có thể đau hoặc không đau nhưng thường gây nóng rát và ngứa. Nền vết loét có màu đỏ, có thể được phủ bằng mô sợi vàng. Trong trường hợp vết loét nhiễm trùng có thể có màu vàng hoặc xuất hiện mủ và hoại tử và lượng dịch tiết nhiều, có mùi hôi. Bờ vết thương thường là bất thường. Vùng da xung quanh thường bị đổi màu và sưng lên, thậm chí có thể ấm hoặc nóng. Da có thể xuất hiện sáng bóng và tùy thuộc vào tình trạng phù.
Chẩn đoán loét mắt cá chân
Bác sỹ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn để chẩn đoán. Nếu bạn bị loét đã lâu ngày, bác sỹ có thể làm sinh thiết tại vết loét để chắc chắn rằng bạn không bị ung thư. Chụp phổ cộng hưởng từ MRI, chụp CT và chụp X quang có thể giúp kiểm tra độ sâu của vết loét và xác định xem có ảnh hưởng đến xương hay không. Bác sỹ cũng sẽ đồng thời kiểm tra nếu vết loét có nhiễm trùng.
Điều trị
Mục tiêu điều trị ban đầu đối với loét do ứ máu tĩnh mạch đó là làm lành vết thương, điều trị nếu có nhiễm trùng và giảm đau. Liệu pháp dùng áp lực thường được sử dụng để giảm phù do loét mắt cá chân có ứ máu tĩnh mạch. Liệu pháp này giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương và phòng tái phát. Ví dụ như sử dụng vớ áp lực hay băng băng quấn đàn hồi quấn quanh chân cao dưới gối.
Một số loại thuốc kháng đông có thể được sử dụng như pentoxifylline hay aspirin nếu liệu pháp áp lực không phù hợp với người bệnh. Bác sỹ có thể kê thuốc lợi tiểu để sử dụng trong thời gian ngắn nếu có phù nặng.
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc sử dụng thuốc. Giữ cho khu vực bị loét sạch sẽ và thay băng gạc như hướng dẫn để giúp vết thương liền nhanh hơn. Có một số loại băng có thể sử dụng đối với vết loét như băng kháng khuẩn, băng collagen, băng composite và băng thay thế da.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. Một sức khỏe tốt sẽ giúp vết thương của bạn mau lành hơn.
Phòng loét mắt cá chân
Một mẹo nhỏ để phòng loét chân do ứ máu tĩnh mạch đó là nâng cao chân phía trên tim ít nhất 30 phút/lần và vài lần/ngày, cần hạn chế ngồi hay đứng quá lâu để giảm áp lực lên chân có thể dẫn đến loét tĩnh mạch chân.
Nếu có thể nên nâng chân cao khi ngủ. Ngoài ra, cần hạn chế ăn nhiều muối và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Việc giảm cân cũng giúp giảm bớt áp lực lên chân của bạn.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?