Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lịch tiêm chủng cho trẻ em mới nhất

Việc đưa trẻ đi tiêm chủng là việc hiển nhiên phải làm của các bậc cha mẹ. Sức khỏe của bé hiện giờ và sau này rất cần được quan tâm. Ở những đất nước nghèo, thế giới phải hỗ trợ nhằm thực hiện các chương trình tiêm chủng quốc gia để tránh dịch bệnh hàng loạt.

Ở Việt Nam, nhiều năm gần đây, việc tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia đã trở nên phổ biến, tạo thành một thói quen tốt.

Vì quyền lợi của con em mình và của cộng đồng, dù khó khăn hay bận bịu đến đâu, các bà mẹ cũng phải sắp xếp để đưa con mình đi tiêm chủng. Không nên đợi trạm y tế địa phương không thường xuyên nhắc nhở.

Dưới đây là lịch tiêm chủng quốc gia trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam. Các bậc cha mẹ cần phải ghi nhớ và chớ có quên để bảo vệ sức khỏe của bé và cộng đồng.

Khuyến cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội

Lịch tiêm chủng cho trẻ em tại bệnh viên Nhi trung ương

Khuyến cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 - TP Hồ Chí Minh 

Chương trình tiêm ngừa Quốc gia - Cho trẻ dưới 1 tuổi

Tiêm ngừa theo yêu cầu
1. Viêm màng não mũ và các nhiễm trùng do Hib

Từ 2 - 6 tháng tuổi: 3 liều liên tiếp cách 1 đến 2 tháng, nhắc lại 1 liều lúc trẻ 16- 18 tháng.

Từ 6-12 tháng tuổi: 2 liều liên tiếp cách nhau 1 đến 2 tháng, 12 tháng sau liều 2 nhắc lại 1 liều.

Trẻ trên 12 tháng tuổi: 1 liều duy nhất

2. Viêm não Nhật Bản

Lần 1: Từ lúc 12 tháng tuổi

Lần 2: Cách lần 1 từ 1 đến 2 tuần

Lần 3: Cách lần 1: 1 năm sauNhắc: 1 liều mỗi 3 năm

3. Viêm màng não do não mô cầu A+C

Lần 1: Từ lúc 24 tháng tuổi

Nhắc: 1 liều mỗi 3 năm

4. Thủy đậu (trái rạ)

Bắt đầu lúc trẻ 12 tháng tuổi

Tùy theo tuổi và loại thuốc tiêm, trẻ sẽ được tiêm 1 hoặc 2 liều

5. Sởi, Quai bị, Rubella

Lần 1: Từ 12 - 15 tháng tuổi

Lần 2: Cách lần 1 từ 3 đến 6 năm sau

6. Cúm

Lần 1: Từ lúc 6 tháng tuổi (nếu trước đây chưa tiêm ngừa cúm thì tiêm liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 tuần).

Nhắc: 1 liều mỗi năm

7. Viêm gan siêu vi A

Lần 1: Từ lúc 12 tháng tuổi

Lần 2: Cách lần 1 từ 6 đến 18 tháng

8. Thương hàn

Lần 1: Từ lúc 24 tháng tuổi

Nhắc : 1 liều mỗi 3 năm

9. Tiêu chảy do Rotavirus

Lần 1 : Từ 6 tuần tuổi

Lần 2 : Cách lần 1 ít nhất 1 tháng (không sử dụng cho trẻ > 6 tháng)

Chú ý:

1. Để giúp phụ huynh phân biệt ngày đã tiêm rồi và ngày hẹn tiếp theo, chúng tôi có quy định như sau:

Ngày đã tiêm rồi: ghi bằng viết mực màu xanh

Ngày hẹn mũi tiếp theo: ghi bằng viết chì

2. Để mũi tiêm được hiệu quả, phụ huynh vui lòng đưa trẻ đến đúng hẹn.

Theo yduochoc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm