Độ tuổi 20
Trong độ tuổi này, collagen (loại protein chiếm tới 70% cấu trúc da) sẽ bắt đầu suy giảm khoảng 1% mỗi năm. Quá trình này phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền và các yếu tố thuộc về lối sống như thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống thường ngày…
Da sẽ mất dần collagen trong độ tuổi 20
Dù phải mất một thời gian việc suy giảm collagen mới có thể có thể ảnh hưởng rõ rệt tới ngoại hình, nhưng bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách bổ sung các chất chống oxy hóa cho da. Các chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do, tác nhân gây tổn thương da từ bên trong.
Độ tuổi 30
Trong độ tuổi 30, các vấn đề về sắc tố có thể xuất hiện do ảnh hưởng của tia UV trong ánh mặt trời. Theo đó, các tia UV có thể phá hủy collagen và mô liên kết dưới da, khiến da trở nên nhăn nheo, giảm đàn hồi, xuất hiện các vết đốm trên da…
Độ tuổi 40
Trong độ tuổi này, vòng đời của tế bào da sẽ bắt đầu chậm lại một cách rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do ty thể (nơi cung cấp năng lượng cho tế bào) suy yếu dần đi. Nhiều nhà khoa học cho rằng, tình trạng này xảy ra do sự suy giảm NAD+ (nicotinamide adenine dinucleotide) - một coenzyme quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng tế bào.
Thêm vào đó, độ tuổi 40 có thể đánh dấu giai đoạn mãn kinh của nhiều chị em phụ nữ. Điều này có thể làm giảm đáng kể nồng độ collagen, elastin, hyaluronic acid, ceramide… trong cơ thể. Sự thay đổi nội tiết trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể dẫn tới nhiều thay đổi trong cấu trúc da.
Độ tuổi 50
Giai đoạn này chứng kiến sự suy giảm đáng kể của mật độ xương. Theo đó, quá trình mất xương sẽ diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới làn da, khiến da bị chảy xệ.
Độ tuổi 60 trở lên
Bước vào giai đoạn này, quá trình lão hóa da sẽ tăng tốc đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong độ tuổi này, tốc độ lão hóa da có thể tăng tới 6,79%.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Tránh xa các thực phẩm sau nếu muốn có làn da khỏe mạnh