Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để ngăn ngừa béo phì?

Béo phì là một bệnh thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nó là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh như: Đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... Vậy phải làm thể nào để ngăn ngừa béo phì?

Bệnh béo phì đang gia tăng với tốc độ đáng báo động.

Theo Hindustan Times, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ một lượng mỡ thừa. Bên cạnh việc làm mất thẩm mỹ, béo phì còn dẫn đến các nguy cơ sức khỏe khác như: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư... Ngày nay, tỷ lệ người béo phì và thừa cân ở nhiều quốc gia trên thế giới đang gia tăng ở mức đáng báo động.

Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, Sudarshan S, bác sỹ gia đình, Medall Healthcare (Ấn Độ) cho biết, béo phì có thể ngăn ngừa nếu bạn tuân thủ lối sống phù hợp và thực hiện một chế độ ăn lành mạnh. Tất nhiên, hiện nay đã có những phương pháp điều trị can thiệp y tế như: Thuốc, phẫu thuật... để trị béo phì. Thế nhưng nếu việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh thì bạn nên chọn "chiến đấu" với béo phì một cách tự nhiên.

Tiến sỹ Sudarshan S cũng lưu ý 5 thay đổi lối sống nên được kết hợp trong cuộc sống hàng ngày để đẩy lùi béo phì như sau:

Ăn thực phẩm lành mạnh

Nên tránh các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế, đường và thực phẩm chiên rán. Thay vào đó, bạn hãy thêm nhiều rau lá xanh vào chế độ ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tập thể dục

Bạn nên dành tối thiểu 45 phút mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp săn chắc cơ bắp và nó có tác dụng tích cực trong việc giảm mỡ bụng. Kết hợp các bài tập cardio và tập tạ là một cách tốt để giảm trọng lượng cơ thể.

Tránh hút thuốc, uống rượu

Hút thuốc và uống nhiều rượu đều mang lại những tác động xấu nghiêm trọng cho cơ thể. Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến gan, trong khi hút thuốc làm tăng thêm các biến chứng đã có liên quan đến béo phì như: Bệnh tim mạch và ung thư.

Ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày)

Để đạt được trạng thái cân bằng trao đổi chất và hoạt động tốt hàng ngày, cơ thể bạn cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi để tái nạp năng lượng.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng dẫn đến chứng ăn uống vô độ - là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, trong đó người mắc thường xuyên ăn một lượng thức ăn lớn bất thường và cảm thấy không thể ngừng ăn. Tiến sỹ Sudarsha khuyên bạn có thể tập thiền và yoga để cải thiện chứng căng thẳng.

Công thức tính chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể): chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng.

BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao).

Trong đó, chiều cao tính bằng m, cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên và người tập thể hình.

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á (Bảng 1) thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để trẻ béo phì giảm cân và vẫn đủ dinh dưỡng phát triển chiều cao?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm