Những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn nên cách ly:
Có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 (sốt cao, ho, hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác);
Xét nghiệm dương tính với COVID-19;
Người mà bạn sống cùng có các triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính;
Bạn đến từ khu vực được đánh giá là vùng dịch bệnh.
*Nếu bạn hay người nhà có thể đã tiếp xúc với COVID-19 (tiếp xúc với người nhiễm bệnh hay có triệu chứng thường thấy gây bởi coronavirus), thì khuyến cáo nên cách ly tại nhà. (trừ khi bạn đã nhiễm COVID-19 trong vòng 3 tháng qua và sức khoẻ hoàn toàn phục hồi hoặc bạn đã được tiêm chủng đầy đủ. Những người phát triển các triệu chứng trở lại trong vòng 3 tháng kể từ lần đầu tiên mắc COVID-19 cần được xét nghiệm lại nếu không xác định được nguyên nhân nào khác cho các triệu chứng của họ).
Nếu bạn quyết định tự cách ly tại nhà, hãy đảm bảo nhà bạn có đủ các điều kiện sau:
Có đủ sức khoẻ hay có những người giúp đỡ, chăm sóc thích hợp tại nhà.
Có một phòng ngủ riêng biệt mà không cần chia sẻ không gian sống với những người khác, nên sử dụng phòng tắm riêng;
Có khả năng tự tiếp cận được với đồ ăn và các nhu yếu phẩm cần thiết khác;
Có đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân được khuyến nghị: đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với người nhà, tay nắm cửa, và các bề mặt bàn, ghế phải được làm sạch hàng ngày bằng chất khử trùng gia dụng hoặc dung dịch tẩy pha loãng;
Không sống cùng với những người thuộc nhóm yếu thế (những người có thể có nhiều nguy cơ bị biến chứng nặng nếu bị nhiễm vi-rút như người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người bị bệnh tim, phổi hoặc thận mạn tính). Người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại hoặc tình trạng sức khỏe có bệnh mạn tính nên ở không gian khác.
Lưu ý: ngoài người nhà đã ở cùng bạn một thời gian sau khi triệu chứng đã phát sinh, lập tức không cho người ngoài đến thăm.
Ở nhà trong 14 ngày sau lần cuối cùng bạn có khả năng tiếp xúc với một người mắc bệnh COVID-19.
Theo dõi tình trạng sốt, ho, khó thở và các triệu chứng khác của COVID-19.
Tránh xa, hạn chế tiếp xúc với những người khác, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh do COVID-19.
Nếu như bạn đã xét nghiệm kết quả âm tính với COVID-19, bạn vẫn nên cách ly tại nhà ít nhất thêm 2 ngày nếu trước đó bạn nghi mình tiếp xúc với người mắc bệnh hay có triệu chứng của COVID-19.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, trước và sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh. Che miệng khi ho, vứt bỏ khăn giấy và sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
Nhờ người thân hay đặt hàng trực tuyến khi mua thức ăn, thuốc, hay các đồ thiết yếu, tuyệt đối không tự ý ra ngoài.
Để tránh căng thẳng khi ở nhà liên tục, hãy giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình và bạn bè qua điện thoại, email hoặc mạng xã hội, tìm hiểu thêm thông tin chính thống về COVID-19, và tập thể dục điều độ.
Sau khi thấy không có triệu chứng và phù hợp để ngừng cách ly, bạn hãy lưu ý:
Tiếp tục đề phòng chống dịch: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giãn cách xã hội, tránh nơi đông người và khai báo y tế đồng thời theo dõi các triệu chứng.
Nếu thấy tình trạng không được khỏe, nên tránh tiếp xúc với người khác (giữ khoảng cách tối thiểu 2m).
Nếu bạn có các triệu chứng, hãy tự giác cách ly ngay lập tức và liên hệ với cơ quan y tế công cộng địa phương hoặc các cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bạn hay người nhà có các triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, đau cơ... thì hãy báo cho bác sĩ hay nhân viên y tế để họ theo dõi và có quyết định về y học chính xác nhất. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện các triệu chứng: Khó thở nhiều, sốt, ho đau ngực nhiều, tinh thần hoảng loạn, mê sảng, hay có bất thường về vấn đề sức khỏe thì cần đưa gấp đến bệnh viện gần nhất.
Lời kết: Cách ly giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh có thể xảy ra trước khi biết mình bị bệnh hoặc nếu mình bị nhiễm vi rút mà không có triệu chứng. Những người đang có nguy cơ mắc bệnh nên ở nhà, tách mình ra khỏi những người khác, theo dõi sức khỏe và làm theo hướng dẫn của sở y tế.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.