Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Không tự ý dùng thuốc trị ho

Thời tiết nắng mưa thất thường khiến nhiều người bị ho. Tuy nhiên ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau, vì vậy không có một loại thuốc nào trị tất cả các chứng ho.

Mỗi bệnh gây ra ho lại có thuốc trị riêng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, bệnh không khỏi mà gây biến chứng nguy hiểm.

Ho là triệu chứng tốt hay xấu?

Trên thực tế 85% số bệnh nhân bị ho đến khám tại các phòng khám tai mũi họng thường đã tự điều trị ở nhà mà không đỡ hoặc điều trị trong một thời gian dài mà không hết ho mới đến gặp thầy thuốc với mong muốn để mình hết ho.

Ho là một phản xạ bảo vệ đường thở khi có những kích thích dạng hơi hoặc dạng dịch, dạng rắn... tác động vào vùng họng - thanh quản. Ho cũng là phản xạ bảo vệ của cơ thể, là phản xạ có lợi để bảo vệ phổi, chính vì thế người ta tìm nguyên nhân ho để chữa mà không phải cắt cơn ho trừ những trường hợp ho thành từng cơn ảnh hưởng tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của người bệnh. Ho biểu hiện dạng cơn hay từng cái một, ho khan hoặc ho có đờm, đờm vàng hoặc xanh. Ho có thể xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm, ho kèm theo khó thở.

Ho có thể xuất hiện do rất nhiều bệnh như ho do viêm mũi xoang, ho do viêm họng (viêm họng, nấm họng), viêm thanh quản, ho do các bệnh lý của phổi, ho do bệnh dạ dày thực quản trào ngược, ho do ung thư thanh quản...

khong-tu-y-dung-thuoc-tri-ho-1

Tùy theo nguyên nhân gây ho mà thầy thuốc chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Các thuốc thường dùng trị ho

Trước tiên cần phải xác định loại bệnh nào mà bệnh nhân bị có thể gây ra triệu chứng “ho”. Dựa vào các triệu chứng phối hợp cùng với ho và đặc điểm của ho mà người thầy thuốc tìm ra nguyên nhân để điều trị. Dưới đây là các nguyên nhân gây ho:

Ho do bệnh mũi xoang có thể do viêm mũi xoang nhiễm khuẩn hoặc dị ứng.

Trường hợp viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, các thuốc thường dùng toàn thân là kháng sinh và thuốc chống viêm giảm phù nề. Kháng sinh chữa viêm mũi xoang thường là nhóm Beta lactam (penicillin, amoxilin, cefpodoxim, cefixim...). Nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc thuộc nhóm beta lactam, thì có thể sử dụng các thuốc aminosid. Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm kanamycin, gentamicin, neltimicin, tobramycin, amikacin. Thuốc chống viêm giảm phù nề như alphachymotrypsine uống hoặc ngậm hoặc kháng viêm nhóm steroid như prednisolone, medrol, medexa, celestene... chỉ dùng nhóm thuốc này trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ở giai đoạn cấp) dưới sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Trong trường hợp ho do viêm mũi xoang dị ứng thì bên cạnh triệu chứng ho thường kèm theo hắt hơi, thường ho về đêm. Loại thuốc hay dùng cho loại bệnh này là các thuốc kháng histamin H1 (diphenhydramine, chlorpheniramine, hydroxyzine, promethazine, cetirizine, loratidine, fexofenadine và desloratidine).

Nếu ho do các bệnh lý tại họng như viêm họng cấp do virut hoặc vi khuẩn thường sử dụng kháng sinh toàn thân (nếu do vi khuẩn): Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone... Hoặc nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin...

Thuốc ức chế phản xạ ho dextromethorphan, là chất tổng hợp, đồng phân D của morphin nhưng không tác dụng lên các receptor của morphin nên không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần. Do ức chế trung tâm ho, dextromethorphan có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính, tuy nhiên thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi.

Ho do dị ứng niêm mạc họng: Thường dùng thuốc kháng histamin H1 như trong điều trị viêm mũi xoang do dị ứng.

Ho do nấm họng: Nystan là thuốc viên được nhai và sau đó hỗn hợp được bao bọc bề mặt họng bằng các chuyển động của lưỡi và các chuyển động nuốt. Nếu không có hiệu quả, có thể dùng levorinum, dequalinium clorua. Các khu vực nhiễm nấm được bôi trơn bằng dung dịch tím gentian 1%, dung dịch natri tetraborat 10% trong glycerol và giải pháp dung dịch iốt lugol.

Ho do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản: Thường dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Hiện nay, xu hướng điều trị ngay từ đầu bằng các thuốc này với liều chuẩn hàng ngày, trong 2 - 4 ngày đầu.

Thuốc điều hòa nhu động ruột giúp tống đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhanh chóng như metoclopramid có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hóa, làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày, từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Ho do bệnh lý thanh - khí quản - phổi: Kháng sinh đường uống hoặc tiêm tùy theo bệnh và mức độ bệnh.

Các thuốc thường dùng là thuốc giãn phế quản, làm giãn một số cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp như ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline)... áp dụng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung.

Tóm lại, khi bị ho người bệnh cần được khám, làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ho, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Tất cả các thuốc trên dùng thuốc nào, khi nào dùng và liều lượng phải do bác sĩ khám và quyết định, không thể tự điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiệu quả chữa ho cho trẻ em của Mật ong

PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

Xem thêm