Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào thì phù trong giai đoạn thai kỳ trở thành vấn đề nghiêm trọng?

Thời kỳ đầu mang thai, bạn có thể thấy mình rạng rỡ với làn da tươi sáng, hồng hào và mái tóc óng ả. Tuy nhiên, đến một ngày bạn chợt cúi xuống và nhận thấy chân mình hình như sưng to hơn so với bình thường. Đừng quá lo lắng, phù chân là điều hoàn toàn bình thường gặp phải khi mang thai. Trong thực tế, hầu hết các bà mẹ mong đều trải qua giai đoạn này. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây phù khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn đang thực hiện rất nhiều điều khó khăn hơn so với bình thường. Điều này dẫn đến có vô vàn các thứ tăng lên, và một trong số đó là nước. Khi mang thai, tổng lượng nước trong cơ thể của bạn có thể tăng lên đến 8 lít! Đồng thời khi đó, thể tích huyết tương của bạn cũng tăng vọt từ 30% đến 50%, đồng nghĩa với việc tổng lượng máu của bạn cũng gia tăng đáng kể.

Vậy, tất cả chất lỏng đó sẽ đi đâu?

Một phần của tổng số lượng nước sẽ nằm trong tế bào của bạn để giúp tế bào hoạt động. Phần còn lại sẽ tích tụ bên ngoài tế bào để tăng cường khả năng phân phối oxy, loại bỏ chất thải và kiểm soát dòng chảy của chất điện giải. Sự gia tăng thể tích chất lỏng trong huyết tương nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhau thai và các cơ quan của mẹ, trong khi lượng máu tăng lên để cung cấp tất cả những gì em bé cần để phát triển.

Khi gần đến ngày sinh, khối lượng máu của bạn sẽ đạt đến đỉnh điểm. Đó chính là lúc tình trạng phù của bạn trở nên rõ rệt nhất.

Nhưng đó không phải là tất cả.

Sự gia tăng lượng lớn của chất lỏng trong cơ thể khi mang thai kéo theo với việc gia tăng lượng natri. Natri có ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể bạn hấp thụ và xử lý nước. Và khi lượng natri tăng lên dù chỉ một chút, bạn cũng có thể cảm thấy sự khó khăn trong “việc thở” của mình, do khả năng tích trữ nước của cơ thể càng tăng lên.

Phù “bình thường” khi mang thai

Đa phần các bà mẹ có thể nhận thấy rằng tình trạng phù của mình có xu hướng nặng nề hơn vào cuối ngày. Điều này là do lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể tụ lại ở các bộ phận xa tim nhất. Một ngày thời tiết nóng ẩm hoặc bạn phải đứng nhiều cũng có thể góp phần gây nên tình trạng này nặng nề hơn.

Nguồn: Healthline

Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, áp lực càng nhiều hơn đến từ kích thước ngày càng gia tăng của thai nhi. Lượng máu gia tăng nhiều hơn cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở chân, mắt cá chân và bàn chân và khiến tình trạng phù gia tăng hơn nữa.

Mẹo giảm sưng phù khi mang thai

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm nhẹ tình trạng này trong thai kỳ:

  • Nâng cao chân. Bạn nên dành thời gian càng nhiều càng tốt đặt chân ngang với tim, vì điều này giúp chất lỏng lưu thông trở lại tim dễ hơn.
  • Uống nhiều nước hơn để tăng cường thải chất lỏng và natri ra khỏi cơ thể.
  • Mang tất bó cho chân để cải thiện khả năng lưu thông máu
  • Tránh ở ngoài trời quá lâu trong thời tiết nóng và ẩm ướt
  • Tạo thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và nâng cao chân sau khi đứng trong thời gian dài
  • Tránh đi giày cao gót. Nên đi giày thoải mái, thoáng khí và hỗ trợ cho chân
  • Ăn nhiều thực phẩm có kali, chẳng hạn như chuối và bơ để tăng thanh thải natri và tăng sản xuất nước tiểu
  • Hạn chế thức ăn có chứa nhiều muối, chẳng hạn như các loại thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh
 
Khi nào phù trở thành vấn đề đáng lo ngại?

Có hai tình trạng đáng lo ngại nhất trong thai kỳ có thể kéo theo phù là tiền sản giật và các cục máu đông.

1. Điều đầu tiên cần nhớ là những tình trạng này tuy không phổ biến, nhưng hoàn toàn có nguy cơ gặp phải khi mang thai. Bạn cần phải nhận thức được chúng.

2. Thứ hai, phù liên quan đến những tình trạng này khác với phù bình thường – khi mà phù bình thường bạn có thể sẽ dần dần gặp phải trong quá trình mang thai.

Tiền sản giật

Theo thống kê, tiền sản giật chỉ ảnh hưởng đến khoảng 5% số bà mẹ mang thai, và thường chỉ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Dưới đây là các triệu chứng chính của tình trạng này:

  • huyết áp cao
  • protein trong nước tiểu
  • phù nề
  • xét nghiệm cũng có thể cho thấy các bất thường về men gan và mức tiểu cầu thấp hơn bình thường

Tình trạng này tương đối hiếm gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, điều quan trọng là nhận biết được các triệu chứng của chúng - trong đó có phù.

Khi tình trạng phù trở nên đáng kể ở tay, mặt, hoặc xung quanh mắt một cách đột ngột hay dần dần trở nên tồi tệ hơn, bạn nên báo ngay cho bác sĩ. Nếu những vùng bị phù có khả năng đàn hồi kém - nghĩa là khi bạn ấn vào da và nhả ra, vết lõm vẫn còn - điều này cũng rất đáng lo ngại.

Trong chứng tiền sản giật, phù có thể kèm theo đau đầu dai dẳng, thay đổi thị lực, đau bụng và tăng cân đột ngột. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Các cục máu đông

Mang thai là một yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông ở chân, đùi hoặc vùng xương chậu, và chúng được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Theo nghiên cứu, chỉ riêng việc mang thai đã làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này trên phụ nữ lên gấp 5 lần. Nguy cơ này không thay đổi trong suốt thai kỳ và thậm chí có thể kéo dài đến 12 tuần sau khi sinh.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng trong thai kỳ và cần được điều trị ngay lập tức, vì nó có thể gây ra tình trạng tắc mạch phổi và gây tử vong. Để dự phòng tình trạng này cho cả mẹ và con, bạn cần nắm được các triệu chứng của nó. Đặc biệt tình trạng phù chỉ ở một bên chân là dấu hiệu rất đáng giá. Đồng thời, phù liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu cũng thường xảy ra với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến cùng một khu vực, chẳng hạn như:

  • Đau một cách rõ rệt, nặng nề
  • Cơ tắc mạch mềm, giảm trương lực
  • Đỏ da vùng tắc mạch
  • Tăng nhiệt độ vùng tắc mạch

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho bác sĩ làm theo hướng dẫn.

Mẹo phòng tránh

Thông thường, giảm phù khi mang thai mang là một phương pháp tốt, nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Điều quan trọng hơn là bạn cần làm những gì để có thể dự phòng các biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật và huyết khối tĩnh mạch sâu. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu và có hành động kịp thời.

1. Làm thế nào để giảm nguy cơ bị tiền sản giật?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những phương pháp giúp giảm nguy cơ tiền sản giật. Mặc dù việc bổ sung vitamin C và E đã được chứng minh có tác dụng như một biện pháp phòng ngừa, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng việc bổ sung các chất này không nên khuyến khích sử dụng cho mục đích phòng ngừa trong thai kỳ. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh có mối liên hệ có thể có giữa hoạt động thể chất trước khi sinh và giảm nguy cơ tiền sản giật, song vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định chính xác điều này.

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nắm được các yếu tố nguy cơ mà bạn có thể gặp phải để bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn trong trường hợp cần thiết.

Đối với những phụ nữ có tiền sử tiền sản giật, aspirin liều thấp được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa thứ cấp đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, Aspirin ngăn ngừa tiền sản giật ở phụ nữ có nguy cơ cao nhưng không có tiền sử bệnh lý cá nhân hiện vẫn còn đang được tranh luận.

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu?

Tương tự như tiền sản giật, việc ngăn ngừa cục máu đông trong thai kỳ, giai đoạn sinh con và 3 tháng sau sinh cần bắt đầu bằng việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ có thể gặp phải như:

  • tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình về tình trạng có cục máu đông
  • tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình bị rối loạn đông máu
  • tiền sử mổ lấy thai
  • tư thế bất động hoặc nằm quá lâu trên giường
  • một số biến chứng khi mang thai hoặc sinh con
  • mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh phổi

Bác sĩ có thể giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này bằng cách đưa ra các phương ngừa được cá nhân hóa.

Dưới đây là một số điều dễ dàng hàng ngày bạn cũng có thể làm:
  • uống nhiều nước
  • vận động hoặc đứng dậy ít nhất 1 đến 2 giờ một lần nếu bạn ngồi nhiều
  • tập thể dục đều đặn theo khuyến nghị của bác sĩ
  • sử dụng tất bó nếu được bác sĩ khuyến nghị
  • uống thuốc theo chỉ định

Tổng kết

Phù là tình trạng phổ biến gặp phải trong thai kỳ và có thể đạt đỉnh điểm vào ba tháng cuối, ảnh hưởng chủ yếu đến vùng chân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phù có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn. Nếu phù chỉ ảnh hưởng đến một bên chân và kèm theo đau, đỏ hoặc nóng, rất có thể bạn đang gặp phải cục máu đông và đây là một vấn đề đáng lo ngại. Hãy báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Tương tự nếu bạn thấy chân hoặc tay gặp tình trạng phù đột ngột, hoặc phù nặng dần ở mặt, quanh mắt hoặc ở tay kèm theo huyết áp cao, bạn cũng nên gọi ngay cho bác sĩ. Đây có thể là một triệu chứng của tiền sản giật, và cần phải được điều trị ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tiền sản giật và sinh đa thai

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm