Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do HBV (Hepatitis B virus) gây nên. Điều đáng nói là có khoảng 30% bệnh nhân viêm gan B không hề có bất cứ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng kể cho đến khi bệnh nặng. Một số dấu hiệu thường gặp đó là vàng da, vàng mắt, đau tức nặng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, nước tiểu vàng, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp... Để chẩn đoán xác định bệnh người ta thường sử dụng một trong các kỹ thuật cũng như các xét nghiệm đặc hiệu.
Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virus, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải. Hơn nữa, cho đến hiện nay, còn rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả một số thầy thuốc không phải chuyên khoa vẫn chưa hiểu rõ khi nào thì cần chỉ định điều trị viêm gan B mạn tính.
Virus gây viêm gan B.
1. Các thuốc nào được sử dụng điều trị viêm gan B?
Với sự tiến bộ của công nghệ sinh học và công nghiệp dược, có khá nhiều thuốc được đưa vào sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính tiến triển, các thuốc này đã góp phần rất quan trọng trong việc hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm HBV mạn tính gây ra. Hiện nay, các thuốc điều trị viêm gan B được phê duyệt điều trị viêm gan B trên toàn cầu bao gồm:
Interferon
Là các protein được sản xuất tự nhiên với các hoạt động chống virus, chống ung thư và điều hòa miễn dịch. Interferon có hai loại alpha và beta. Trong đó Interferon alpha là thuốc sử dụng khá rộng rãi trong điều trị viêm gan B. Tuy nhiên, tác dụng kháng virus này là không đặc hiệu và hiệu quả tác dụng cũng còn hạn chế.
Lamivudin
Là loại thuốc được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ lâu, giúp ngăn chặn sự nhân lên của virus bằng cách ức chế cạnh tranh của enzyme sao chép ngược virus, cải thiện tình trạng viêm hoại tử tế bào gan, giảm tiến triển đến xơ gan, bình thường hóa men ALT.
Hiện nay có nhiều loại thuốc mới được chứng minh là vượt trội hơn lamivudine trong việc ức chế sự nhân lên của virus. Hơn nữa do tỉ lệ kháng thuốc tỷ lệ thuận với thời gian dùng thuốc và khả năng tái phát sau khi dùng thuốc là khá cao, nên vai trò của lamivudine trong điều trị viêm gan B đang giảm dần khi các liệu pháp thay thế khác xuất hiện.
Adeforvir
Cũng là thuốc được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính tại nhiều nước trên thế giới đã lâu. Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Thuốc ức chế DNA polymerase của virus viêm gan B bằng cách cạnh tranh với chất nền tự nhiên deoxyadenosine triphosphate và gây ra sự chấm dứt chuỗi DNA sau khi kết hợp với DNA virus.
Tuy thuốc ít tác dụng phụ nhưng cũng là lựa chọn thứ 2 trong điều trị. Tỷ lệ kháng thuốc của adeforvir ngày càng cao và có những cơn bùng phát viêm gan cấp nặng trên bệnh nhân ngừng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi chức năng gan/thận định kỳ.
Khi điều trị viêm gan B, bệnh nhân cần được định kỳ kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu.
Telbivudine
Được cân nhắc dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với interferon hoặc không thể dung nạp interferon. Tình trạng kháng thuốc là một nhược điểm lớn của thuốc này.
Tenofovir
Là thuốc được lựa chọn đầu tay cho người bị viêm gan B mạn tính với tính kháng thuốc rất thấp và ít tác dụng phụ.
Entecavir
Là loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính bằng cách giảm số lượng virus, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Thuốc cũng được lựa chọn đầu tay điều trị cho người lớn có bằng chứng virus đang sao chép hoặc bị tăng dai dẳng các aminotranserase huyết thanh (ALT hoặc AST), hay bệnh đang hoạt động về phương diện mô học.
Thuốc uống mỗi ngày 1 lần ít nhất trong 1 năm và tương đối ít tác dụng phụ. Entecavir ít hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm HBV kháng lamivudine.
Các thuốc trên đây không thể chữa trị được dứt điểm bệnh viêm gan B đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virus cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi.
2. Khi nào thì dừng thuốc?
Khi đã được kê đơn điều trị bằng các thuốc trên, bệnh nhân cần tuân thủ triệt để quy trình do bác sĩ đề ra. Không tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc sẽ dẫn đến kháng thuốc, thậm chí là xảy ra tình trạng suy gan cấp dễ ảnh hưởng đến tính mạng.
Thời gian điều trị bằng các thuốc trên được xác dựa trên các cơ sở sau khi làm các xét nghiệm hoặc bác sĩ thấy có sự bất lợi khi dùng thuốc thì sẽ quyết định việc ngừng thuốc hay thay thế bằng thuốc khác.
3. Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B.
Đối với trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg +, cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccine, mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm gan B - Những điều cần biết để sống khỏe mạnh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.