Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào bạn thực sự cần đặt stent?

Chúng ta đã nghe những lời tuyên bố rằng các bác sĩ tim mạch đang đặt quá nhiều stent ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành (CAD). Và thực tế là điều này xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Khi nào bạn thực sự cần đặt stent?

Bạn nên làm gì nếu bác sĩ của bạn nói rằng bạn cần đặt stent? Bạn có phải là một trong những người thực sự cần stent - hay  bạn cần  biện pháp điều trị hơn?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những câu hỏi dưới đây để hiểu rõ vì sao bạn cần đặt stent.

Câu hỏi 1: Tôi  có cơn đột quỵ tim không?

Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của cơn đau tim cấp tính, việc đặt ngay stent có thể ngăn chặn thương tổn ở cơ tim, và có thể giúp làm giảm cơ hội của bạn bị tổn thương tim diện rộng hoặc tử vong.

Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là "có" thì stent là một ý tưởng quá đúng rồi. Bạn không cần phải tiếp tục hỏi câu hỏi thứ hai.

Câu hỏi 2: Tôi có cơn đau thắt ngực không ổn định?

Đau thắt ngực không ổn định, giống như một cơn đau tim thực sự, là một dạng của hội chứng mạch vành cấp tính (ACS) - và cần được coi là tình trạng cấp cứu y khoa. Việc sớm đặt stent có thể làm ổn định mảng xơ vữa  giúp thể cải thiện tình trạng của bạn.

Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là "có", thì đặt  stent rất có thể là điều đúng đắn để làm. Không cần phải tiếp tục câu hỏi thứ ba.

Câu hỏi Ba: có phương pháp điều trị nào tôi có thể thử trước không?

Nếu bạn đang hỏi câu hỏi này, có nghĩa là bạn không bị đau tim cũng không đau thắt ngực không ổn định. Nói cách khác, nó có nghĩa là bạn có tình trạng bệnh mạch vành ổn định. Vì vậy, ít nhất, đặt một stent không phải là cái gì đó cần phải được thực hiện ngay. Bạn có thời gian để suy nghĩ về nó, và để xem xét lựa chọn điều trị khác.

Đây là bệnh nhân có CAD ổn định, theo những bằng chứng lâm sàng tốt nhất, đang được đặt quá nhiều stents. Trong CAD ổn định, stent hóa ra là rất tốt trong việc giảm đau thắt ngực, nhưng chúng không ngăn ngừa cơn đau tim hoặc giảm nguy cơ hoại tử cơ tim. Vì vậy, lý do thực sự duy nhất để đặt stent ở những người có CAD ổn định là giảm đau thắt ngực liên tục khi điều trị tích cực khi dùng thuốc thất bại.

Cách điều trị tốt nhất đối với bệnh mạch vành ổn định

Cách điều trị tốt nhất cho người có CAD ổn định là thực hiện mọi biện pháp sẵn có để ổn định mảng bám trong động mạch vành - nghĩa là giữ cho mảng xơ vữa không bị vỡ vì việc vỡ mảng bám có thể dẫn đến tình trạng tắc mạch và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Để ổn định các mảng bám cần kiểm soát cholesterol, huyết áp, viêm, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Phác đồ điều trị thuốc tích cực có thể bao gồm aspirin, statin, thuốc chẹn bêta và thuốc hạ huyết áp (khi cần thiết). Nếu bạn bị đau thắt ngực, thêm nitrat, thuốc chẹn kênh calci, và / hoặc ranolazine để kiểm soát các triệu chứng.

Nếu cơn đau thắt ngực của bạn vẫn tồn tại mặc dù sử dụng các phương pháp điều trị tích cực trên thì có lẽ stent nên  là hướng đi bạn cần cân nhắc. Nhưng hãy nhớ rằng một stent chỉ xử lý một mảng bám ở một vị trí thôi mà hầu hết những người có CAD đều có một vài mảng bám.

Hơn nữa, trong khi hầu hết các mảng này được các phương pháp điều trị cũ coi là "không đáng kể" (vì chúng không gây tắc nghẽn động mạch nhiều). Nhưng theo một số thống kê không chính thức, hiện nay có vẻ như phần lớn các ca nhồi máu cơ tim cấp tính xuất hiện khi một trong những mảng "không đáng kể" đột nhiên vỡ ra.

Điều này có nghĩa là, dù bạn có đặt vài cái stent cho những vị trí nguy cơ cao thì bạn vẫn chịu một nguy cơ không nhỏ từ sự vỡ vụn của một trong những mảng bám "khác"-  những cái "không đáng kể".

Nếu bạn được chỉ định đặt stent, hãy hỏi bác sỹ 3 câu hỏi trên để giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình đang ở mức nào. Đây không phải là những câu hỏi  gây khó dễ hay kiểm tra trình độ của bác sỹ vì chúng rất dễ trả lời mà chỉ đơn giản là giúp bạn tránh được những rủi ro của một ca đặt stent  đến sức khỏe, tính mạng của bạn.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm