Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị.
Dạ dày có hình chữ J, được chia làm các phần: Tâm vị là điểm nối thực quản với dạ dày, thức ăn từ thực quản đi qua tâm vị để vào dạ dày; đáy vị hình vòm, nằm ở phía dưới cơ hoành, bên trên và bên trái so với tâm vị; thân vị ở dưới đáy vị, là phần chính của dạ dày; môn vị hình chiếc phễu giúp nối dạ dày và tá tràng. Môn vị gồm hai phần là hang môn vị (là phần rộng hơn, nối với thân vị) và ống môn vị (hẹp hơn, nối với tá tràng). Cơ thắt môn vị có vai trò kiểm soát sự tống thức ăn từ dạ dày vào tá tràng.
Từ ngoài vào trong, dạ dày cấu tạo bởi bốn lớp: Thanh mạc (lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày); lớp cơ (có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo); lớp dưới niêm mạc; lớp niêm mạc (chứa các tuyến của dạ dày).
Chức năng của dạ dày
Dạ dày có hai chức năng chính là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.
Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột. Nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (H.pylori) có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.
Một số bệnh thường gặp ở dạ dày: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng; bệnh trào ngược dạ dày thực quản; xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày); viêm hang vị dạ dày; nhiễm vi khuẩn HP dạ dày; ung thư dạ dày...
Dấu hiệu cảnh báo dạ dày “không khỏe”
Dạ dày không khỏe thường có các triệu chứng đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn và 2-3 giờ sau bữa ăn. Cơn đau này thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị trong khi thức ăn đã được tiêu hóa hết. Khi đó acid trong dịch vị sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và gây kích thích, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng và khó dung nạp thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ; Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực. Bệnh nhân thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân sẽ dễ chịu hơn. Có thể gặp nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen do chảy máu ổ loét.
Đi tìm nguyên nhân...
Có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày “có vấn đề”, bao gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe; ăn đồ quá cay nóng chiên xào; thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, quá bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ, ăn quá no hoặc để quá đói...
Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, mất ngủ làm cho acid dạ dày tiết không cần thiết là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh ở dạ dày với hội chứng trào ngược điển hình.
Lạm dụng quá nhiều thuốc tây và hóa chất: Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân.
Nhiễm vi khuẩn H.pylori: Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
Do bệnh lý: Đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan... là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày và loét tá tràng cho bệnh nhân.
Mối nguy khi dạ dày “có vấn đề”...
Đừng để dạ dày “mệt”, vì khi đó thức ăn không được nhào trộn kỹ mà chuyển ngay xuống ruột. Khi đó, ruột không thể đảm nhận nhiệm vụ nhào trộn thức ăn thay dạ dày. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, phân sống, chậm tiêu...
Khi bị đau dạ dày, điều cần lưu ý là không được tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám, điều trị và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Khi thức ăn không được tiêu hóa trọn vẹn đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng của việc thiếu chất dinh dưỡng. Hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng (gia tăng nguy cơ hạ huyết áp), hệ thần kinh vận động (tay chân bủn rủn, cơ bắp mệt mỏi, mắt trũng, da khô, mất ngủ...)...
Dạ dày hoạt động kém cũng có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đầy tức bụng, mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí là nguyên nhân của một số bệnh mạn tính: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm thực quản trào ngược...
Bệnh nhân có ợ chua, ợ nóng là do dạ dày tiết quá nhiều acid, điều này sẽ khiến bệnh nhân dễ mắc trào ngược dạ dày (GERD), gây ra viêm họng tái phát nhiều lần, nuốt nghẹn, nặng có thể gây loét thực quản. Acid dạ dày trào ngược lên trên gây tổn thương niêm mạc ở tất cả những nơi nó đi qua, khiến thực quản, thanh quản, họng, thậm chí có thể mắc bệnh ở xoang và gây nên các bệnh lý thứ phát như viêm xoang, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, loét thực quản, lâu ngày có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thực quản...
Với bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn H.pylori nếu không được điều trị lâu dần có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Thông thường, vi khuẩn H.pylori thường gặp ở lớp màng nhày của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhày để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.
Những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng không điều trị hoặc điều trị không tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh: Chảy máu ổ loét, hẹp môn vị (thức ăn bị ứ lại ở dạ dày không xuống được ruột non), thủng ổ loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Do đó khi nghi ngờ có các triệu chứng của bệnh dạ dày cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Co thắt dạ dày có là triệu chứng của ung thư đại tràng?
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?