Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Đưa những kháng sinh không cần thiết vào cơ thể trẻ làm giảm sự đa dạng, ổn định và phong phú của lợi khuẩn đường ruột.

Bạn có biết rằng khi trẻ tập đi và tập nói, phía bên trong cơ thể chúng cũng đang diễn ra một quá trình phát triển cực kỳ quan trọng khác. Đó là sự hình thành hệ vi sinh vật cư trú ở đường ruột, đóng vai trò tiêu hóa thức ăn, xây dựng lên một hệ phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh và thậm chí, có ảnh hưởng lên cảm xúc.

Một hệ vi sinh vật đường ruột yếu có liên quan đến bệnh dị ứng, béo phì, viêm ruột và tiểu đường. Nhưng để có thể phát triển một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, trẻ cần được tiếp xúc với nhiều loài vi khuẩn đa dạng khác nhau. Điều này bị ảnh hưởng như thế nào trong những năm tháng đầu đời?

Để phát triển một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, trẻ cần được tiếp xúc với nhiều loài vi khuẩn đa dạng khác nhau.

Mới đây, hai bài báo khoa học xuất bản trên tạp chí Science Translational Medicine đã hé lộ những khía cạnh thú vị về quá trình này. Các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Langone, Đại học New York, Viện Broad, MIT và Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng cách đứa trẻ được sinh ra, những loại thực phẩm và điều trị kháng sinh chúng nhận được đều ảnh hưởng lên hệ sinh vật đường ruột.

Theo các nghiên cứu, nếu được tiếp xúc nhiều hơn với vi sinh vật truyền từ người mẹ, thông qua con đường sinh sản tự nhiên hoặc quãng thời gian cho con bú, hệ vi sinh vật ở trẻ sẽ khỏe mạnh hơn. Ngược lại, điều trị kháng sinh được chỉ ra sẽ gây tác động tiêu cực lên hệ vi sinh vật của trẻ.

"Đưa những kháng sinh không cần thiết vào cơ thể trẻ làm giảm sự đa dạng, ổn định và phong phú của hệ vi sinh vật", tác giả chính của một trong hai bài báo, nhà vi sinh học Ramnik Xavier đến từ Viện Broad cho biết.

Nếu trẻ được điều trị kháng sinh, số lượng vi khuẩn trong đường ruột sẽ giảm một cách đáng kể.

Hai bài báo khoa học cũng trình bày cách mà các nhà nghiên cứu thu thập số liệu. Theo đó, họ đã lấy mẫu phân của 40 đứa trẻ từ khi được sinh ra cho đến khi chúng đạt 2-3 tuổi. Sức khỏe của trẻ và bà mẹ được theo dõi chặt chẽ kết hợp với sự thay đổi của các mẫu phân theo thời gian.

Xavier và các đồng nghiệp nhận thấy rằng trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp bệnh về tai và đường hô hấp trên. Nếu chúng được điều trị bệnh với những đợt kháng sinh, số lượng vi khuẩn trong đường ruột giảm một cách đáng kể.

Một hiệu ứng ngay lập tức cũng xảy ra sau đợt điều trị, các quần thể vi sinh vật mang gene kháng thuốc tăng vọt về số lượng. Mất một khoảng thời gian để cho chúng giảm trở lại mức độ bình thường. Những vi sinh vật kháng thuốc lúc này không làm cho trẻ mắc bệnh ngay lập tức, nhưng chúng sẽ vẫn ở đó và chờ đợi. Chỉ cần một lần chúng đột phát và gây nhiễm trùng, điều trị lúc này trở nên khó khăn gấp bội.

Đôi khi, kháng sinh là cần thiết nhưng chỉ được sử dụng "khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ".

Cũng phải nói rằng đôi khi, kháng sinh là cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Nếu một đứa trẻ bị nhiễm trùng và nó không thể sử dụng chính hệ miễn dịch của mình để chống lại điều đó, kháng sinh trong trường hợp này là biện pháp. Tuy nhiên, Xavier giải thích rằng trong hầu hết các trường hợp, bệnh về tai và cảm lạnh thông thường gây ra bởi virus.

Thuốc kháng sinh lúc này không những không có hiệu quả, mà còn tiêu diệt các lợi khuẩn đang giúp chúng ta duy trì khả năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. May mắn thay, những xét nghiệm đơn giản hiện nay đã có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem khi nào căn bệnh của trẻ gây ra bởi vi khuẩn có hại.

Nhưng để chắc chắn rằng quần thể vi sinh vật của trẻ khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu khuyến cáo kháng sinh chỉ được sử dụng "khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ". Xà phòng kháng khuẩn và các loại kem bôi da cũng được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Mặc dù các vi khuẩn đường ruột không phải là lời đảm bảo tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ, nhưng bạn hãy cố gắng bảo vệ sự phát triển đa dạng nhất có thể cho chúng.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm