Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðiều trị rụng tóc từng vùng thế nào?

Thưa bác sĩ, em bị rụng tóc từng vùng, em đã đi khám và xét nghiệm máu được bác sĩ chẩn đoán bị rụng tóc do thiếu dưỡng chất. Sau đó em tiêm biotin, bepanthene và đã đỡ một thời gian dài. Hiện tại em lại bị rụng tóc lại và rụng nhiều hơn. Xin quí báo tư vấn bệnh của em nên điều trị thế nào? - Đinh Thị Yên (yendinhthiqn@gmail.com)

Bệnh rụng tóc từng vùng (Pelade), đặc trưng là những đám tóc rụng hình tròn, hình oval ở da đầu hoặc rụng lông ở những nơi khác như râu, lông mày... được xếp vào nhóm bệnh tự miễn và có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, khoảng 1,7% dân số trong đời có bị rụng tóc vùng. Bệnh gặp cả ở hai giới, mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở người trẻ tuổi khoảng từ 15 - 45 tuổi.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc như yếu tố nuôi dưỡng, thần kinh, mạch máu, hormon. Sự nuôi dưỡng kém sẽ dẫn đến rụng tóc rất nhanh, làm mất sắc tố của tóc và lông, sự tổng hợp các protein và ADN ở nang lông bị chậm lại. Khi bị rụng tóc vùng, người ta thấy có sự rối loạn chuyển hóa đồng và kẽm, kẽm trong huyết thanh bệnh nhân giảm rõ rệt.

Một số vitamin cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tóc gồm vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B nhất là B5 (acid pantothenic), biotin (vitamin H). Yếu tố thần kinh có liên quan tới rụng tóc là sốc thần kinh và các tổn thương thần kinh khác như bệnh nhân bị stress tâm lý nặng.

Các hormon tuyến giáp cũng có tác dụng lên chuyển hóa của nang lông, các trường hợp thiểu năng tuyến giáp hoặc cắt bỏ tuyến giáp thì tóc, lông mày, lông nách, lông mu mọc thưa, khô và gãy.

Ngoài ra, các ổ nhiễm khuẩn đặc biệt ở răng, amidan, tai như một yếu tố ngòi nổ cho rụng tóc vùng. Mục đích điều trị là kích thích miễn dịch, điều hòa miễn dịch tại chỗ và toàn thân, kích thích mọc tóc và ngăn ngừa các yếu tố khởi động bệnh (bổ sung các yếu tố vi lượng, chống ổ nhiễm khuẩn, tránh stress...). Nói chung việc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng đủ vitamin và khoáng chất.

BS. Đinh Thị Thanh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

Xem thêm