Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hen suyễn ở trẻ nhỏ

Hen suyễn là bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới, và tình trạng này đang có xu hướng tăng dần tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hen suyễn thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường hay tái phát với các triệu chứng khò khè, khó thở. Hen suyễn gây ra những hậu quả xấu trước mắt cũng như lâu dài cho trẻ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

Hen suyễn – hay gọi ngắn là hen – là một bệnh phổi kéo dài (mạn tính) khiến đường thở của trẻ trở nên nhạy cảm với một số nguyên nhân đặc biệt (tác nhân gây bệnh). Một số vấn đề xảy ra với đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bao gồm:

  • Lớp niêm mạc xung quanh đường thở của trẻ sưng lên.
  • Các cơ xung quanh đường thở thắt chặt lại.
  • Đường thở tiết ra nhiều chất nhầy đặc hơn bình thường.

Tất cả những dấu hiệu này sẽ khiến đường thở bị thu hẹp, làm cho không khí khó đi vào và ra khỏi phổi và gây ra các triệu chứng của hen.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn. Một số lý giải cho rằng hen một phần được di truyền trong gia đình qua các thế hệ. Tuy nhiên, hen cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như môi trường, nhiễm trùng, hóa chất...

Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?

Một sổ trẻ có nhiều khả năng bị hen suyễn cao hơn nếu:

  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh hen suyễn
  • Bị dị ứng môi trường, dị ứng thực phẩm hoặc bệnh chàm
  • Xung quanh trẻ có khói thuốc lá
  • Xung quanh trẻ bị ô nhiễm không khí
  • Có vấn đề sức khỏe khác như vấn đề về xoang và thừa cân

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng của bệnh hen có thể xảy ra khác nhau tùy thuộc mỗi trẻ. Trẻ bị hen suyễn có những lúc xuất hiện rất ít triệu chứng – nhưng cũng có những lúc các triệu chứng bùng phát dữ dội. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho liên tục hoặc ngắt quãng
  • Tiếng thở khò khè hoặc tiếng thở rít phát ra khi trẻ thở
  • Khó thở/hoặc thở gấp khi trẻ đang hoạt động
  • Tức ngực
  • Mệt mỏi
  • Ho vào ban đêm
  • Thở mạnh, thô, không êm dịu

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể giống với một số tình trạng sức khỏe khác có liên quan đến đường hô hấp. Do vậy, hãy cho trẻ đến đến cơ sở y tế nếu phát hiện những dấu hiệu đáng nghi ngờ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Đo hô hấp ký. Xét nghiệm này kiểm tra chức năng của phổi. Phương pháp sử dụng một thiết bị gọi là phế dung kế, được thực hiện ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phương pháp thường được thực hiện nhất ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
  • Giám sát lưu lượng đỉnh của phổi. Máy đo lưu lượng đỉnh kế được sử dụng để đo lượng không khí mà một đứa trẻ có thể thổi ra khỏi phổi. Phép đo này có thể được thực hiện tại nhà. Phương pháp thường hữu ích cho việc theo dõi các triệu chứng hen suyễn hàng ngày.
  • Chụp X-quang ngực. Xét nghiệm sử dụng chùm tia để tạo ra hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim chụp.
  • Thử phản ứng dị ứng. Các xét nghiệm thử phản ứng dị ứng có thể cho biết trẻ bị dị ứng có thể gây ra bệnh hen suyễn hoặc làm bệnh trầm trọng hơn hay không.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Đương nhiên là điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý.

Bác sĩ chuyên khoa phổi với chuyên môn đặc biệt sẽ điều trị các bệnh về phổi hiệu quả. Việc điều trị của trẻ được dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ dễ dàng kiểm soát của các vấn đề này. Nguyên tắc cơ bản bao gồm tìm ra các yếu tố kích hoạt cơn hen và các phương pháp giúp tránh xa các yếu tố đó càng nhiều càng tốt. Đôi khi, một số loại thuốc cũng được sử dụng trong điều trị.

Thuốc trị hen suyễn bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản. Những loại thuốc này được sử dụng để giúp mở rộng đường thở trong trường hợp bị co thắt gây hẹp. Thuốc có thể giảm ho, giảm thở khò khè hoặc khó thở.
  • Thuốc chống viêm (steroid dạng hít hoặc uống). Những loại thuốc này giúp làm dịu tình trạng viêm trong đường thở.
  • Thuốc đối vận thụ thể leukotriene. Những loại thuốc này giúp giảm tình trạng hẹp đường thở. Chúng thường được dùng qua đường miệng, sử dụng để điều trị các triệu chứng nhẹ.
  • Tiêm phòng ngừa dị ứng (immunotherapy). Thuốc có thể được sử dụng để giảm dị ứng với các tác nhân gây ra từ môi trường như bụi, phấn hoa hoặc dị ứng động vật có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn.
  • Các thuốc sinh học. Đây là những loại thuốc tiêm được sử dụng cho một số trường hợp hen suyễn nặng. Chúng có sẵn cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra:

  • Lên cơn hen suyễn nặng. Những điều này có thể dẫn đến việc phải nằm viện hoặc thậm chí tử vong.
  • Tổn thương kéo dài của đường thở
  • Tăng thời gian nằm viện hoặc khoa cấp cứu
  • Khó khăn trong các hoạt động hàng ngày

Phụ huynh có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ?

Bệnh hen suyễn về bản chất không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các bước nhỏ để giảm nguy cơ con mình bị hen suyễn. Chúng bao gồm các bước như:

  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động
  • Tránh xa ô nhiễm không khí

Ở hầu hết trẻ, bệnh hen suyễn bùng phát có thể được ngăn ngừa bằng cách:

  • Tránh xa các yếu tố kích hoạt tình trạng hen suyễn đã biết
  • Kiểm soát cẩn thận các triệu chứng mắc phải
  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tổng kết

Hen suyễn ở trẻ nhỏ là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ trong thời gian dài. Vì trẻ nhỏ có thể khó chẩn đoán và gặp nhiều phức tạp trong điều trị, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến các cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sự khác nhau giữa hen phế quản khởi phát ở trẻ em và người lớn

 

Theo Stanford Children's Health
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm