Sự thay đổi đột ngột về nhịp sinh hoạt, môi trường và thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tinh thần học tập của trẻ. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ những khác biệt giữa mùa hè và thời điểm tựu trường, cũng như những bí quyết giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với nếp sinh hoạt mới!
Những thay đổi khi mùa hè kết thúc
Sức khỏe
Mùa hè là thời điểm trẻ được thỏa sức vui chơi, ăn uống theo sở thích và ít bị gò bó bởi một lịch trình cụ thể. Tuy nhiên, khi quay lại trường học, việc ngồi học nhiều giờ liền, tiếp xúc với nhiều bạn bè và môi trường học đường có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa hoặc các bệnh truyền nhiễm. Thêm vào đó, sức đề kháng của trẻ cũng có thể giảm sút do thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khiến cho nguy cơ bị ốm càng nhiều hơn.
Thời gian biểu học tập
Trong kỳ nghỉ hè, trẻ thường được tự do về thời gian, có thể thức khuya dậy muộn, vui chơi thoải mái. Khi bước vào năm học mới, trẻ phải tuân thủ thời gian biểu nghiêm ngặt với giờ giấc học tập, ăn uống, ngủ nghỉ tương đối cố định. Điều này đòi hỏi trẻ phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của mình, có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, nhất là trong những ngày đầu đi học trở lại.
Chế độ sinh hoạt
Thay vì được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, trẻ phải tập trung vào việc học tập, làm bài tập về nhà và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Sự thay đổi này có thể khiến trẻ cảm thấy buồn chán, mất động lực và gặp khó khăn trong việc tập trung vào bài vở.
Thời tiết
Thời điểm khai giảng năm học mới chính là giai đoạn chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu, thường đi kèm với sự thay đổi thời tiết rõ rệt. Thời tiết mát mẻ, se lạnh hoặc mưa nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp.
Những giải pháp giúp trẻ thích nghi nhanh nhất với môi trường học tập
Cha mẹ cần chuẩn bị từ vài tuần trước khi trẻ bắt đầu quay lại trường, trên nguyên tắc chuyển đổi linh động, từ chế độ nghỉ, chơi của mùa hè sang chế độ học tập thường niên. Dưới đây là những việc cha mẹ có thể làm:
Điều chỉnh giấc ngủ
Khoảng 2 tuần trước khi tựu trường, hãy bắt đầu điều chỉnh giờ giấc ngủ của trẻ một cách từ từ. Hãy khuyến khích trẻ đi ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn mỗi ngày để cơ thể dần quen với lịch trình học tập mới, đảm bảo thời gian ngủ mỗi đêm tối thiểu đáp ứng được theo độ tuổi của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng VIAM, việc ngủ đủ giấc không chỉ giúp trẻ "sạc năng lượng" mà còn sản sinh hóc môn tăng trưởng, cải thiện chiều cao.
Đọc thêm: Bạn cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Lên kế hoạch học tập
Cùng trẻ lập ra thời gian biểu của những tuần chuyển tiếp này. Sau đó, lên kế hoạch học tập của năm học mới, những gì cần phải ưu tiên cho năm học mới này.
Lưu ý là thời gian biểu trong các tuần của tháng 8 vẫn phải linh động, kết hợp giữa thời gian vui chơi, nghỉ ngơi với việc ôn tập lại kiến thức. Trong thời gian này, có thể hướng trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường (nếu có) để tăng thêm gắn kết và hứng thú của trẻ khi quay lại học. Điều này rất quan trọng với những trẻ chuyển cấp học hoặc chuyển sang ngôi trường mới.
Tạo không khí học tập tích cực
Trang trí lại góc học tập của trẻ thật gọn gàng, bắt mắt và nên có thêm những đồ dùng, sách vở mới. Cùng trẻ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập mới để trẻ cảm thấy hào hứng hơn khi đến trường. Khuyến khích trẻ chia sẻ những chuyện vui của năm học trước và khám phá, tìm hiểu những gì sắp đến trong năm học này, về ngôi trường và bạn bè của năm học sắp tới.
Dành thời gian trò chuyện
Lắng nghe những tâm tư, lo lắng của trẻ về việc quay lại trường học. Động viên, khích lệ trẻ vượt qua khó khăn và nhắc nhở trẻ về những điều tích cực ở trường như gặp lại bạn bè, thầy cô.
Chuẩn bị bữa ăn đủ chất
Dần dần thay đổi thực đơn trong những tuần này để phù hợp với chế độ ăn khi đi học. Chú trọng chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giúp trẻ phòng tránh các bệnh thường gặp.
Tham khảo: Cẩm nang vàng giúp trẻ sạc lại năng lượng và sẵn sàng cho năm học mới - Viam Clinic
Đề phòng bệnh tật
Chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần thiết như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc cảm cúm... Nhắc nhở và tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
Quá trình chuyển đổi từ kỳ nghỉ hè sang năm học mới có thể là một thử thách, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự đồng hành của cha mẹ, trẻ hoàn toàn có thể thích nghi nhanh chóng và bắt đầu năm học mới đầy hứng khởi. Hãy luôn là người bạn đồng hành, lắng nghe và thấu hiểu để giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn nhé!
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.