Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giun sán, những "kẻ sống bám" con người

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong, như: thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, ho ra máu do sán lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn... Vậy làm sao để nhận diện triệu chứng bạn đã nhiễm giun sán, cách điều trị và phòng ngừa?

Bệnh giun sán là gì?

Giun - sán ký sinh ở người có thể chiếm tới một phần tư dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết giun sán không gây được miễn dịch bảo vệ, sau khi khỏi người bệnh vẫn bị tái nhiễm. Ảnh: Heal Central.

Giun sán là các sinh vật ký sinh sống bám trong cơ thể của vật chủ, gây ra bệnh chủ yếu ở đường ruột.

Có rất nhiều giun sán. Các loại phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm giun kim, giun đũa, giun móc, giun mõ, giun lương, giun tóc và sán dây.

Giun sán xâm nhập vào cơ thể như thế nào?

Ăn thịt sống, tái, chưa nấu chín dễ bị nhiễm giun sán.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Phú Thọ (CDC Phú Thọ), giun sán có thể xâm nhập cơ thể người qua các cách sau đây:

Đường ăn uống: Người ăn uống các loại thực phẩm như rau sống, thịt lợn, trâu, bò, cá, ếch, nhái, lươn, ốc và uống nước chưa nấu chín mang mầm bệnh giun sán; sau đó qua bàn tay bẩn đưa vào miệng; và ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Đường da, niêm mạc: Một số ấu trùng giun sán tồn tại trong môi trường đất, nước, bụi bẩn, bón phân trồng rau màu, nuôi cá, tôm,... ấu trùng giun sán có thể chui trực tiếp qua lỗ chân lông, vết trợt trên da, lỗ hậu môn, mắt... vào mạch máu, tim phổi, não, gan và các cơ quan khác của người.

Đường lây truyền khác: Nhiều loài giun sán khác nhau có cách xâm nhập cơ thể người khác nhau, như giun chỉ do muỗi truyền; giun lươn truyền nhiễm bất thường theo chu kỳ ngược dòng: trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn dính lại quanh hậu môn phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ và gây tự nhiễm lại cho người bệnh,…

Nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết ấu trùng giun sán chui vào mạch máu thường hay gặp nhất là ấu trùng giun lươn, giun móc, giun đầu gai, giun mỏ, giun chó mèo, và một số loài ấu trùng giun sán khác.

Những nơi có vệ sinh kém cũng có thể là nguồn lây nhiễm sán dây. Người tiếp xúc với chó mèo bị nhiễm giun cũng có thể bị nhiễm.

Triệu chứng bị nhiễm giun sán

Giun kim.

Sán dây.

Những triệu chứng phổ biến khi nhiễm giun sán như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng liên tục, cơ thể cảm thấy rát, yếu người, toàn thân không thoải mái. Giun sán có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người bằng cách ăn các chất dinh dưỡng trong ruột, làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ra chán ăn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sự xâm nhập của giun sán có thể gây ra bệnh tật và đôi khi dẫn đến tử vong, chúng làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Thậm chí bệnh giun sán cũng làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, u hạt, và gây tắc ruột hoặc sa trực tràng.

Tác hại của giun sán

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong, như: thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ (chlonorsis sinnesis), ho ra máu do sán lá phổi (Paragonimus sp), áp xe gan do sán lá gan lớn (Fasciola sp), viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan do giun tròn (A. cantonnensis)...  Ảnh: Mediatec.

Theo Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, 100% ấu trùng giun sán gây hại cho cơ thể người. Chúng tiết ra chất độc làm cho cơ thể bị nhiễm độc, làm tắc các mạch máu nhỏ, cản trở tuần hoàn máu, gây nhồi máu não, nhồi máu phổi, gây viêm cơ, viêm đường ruột, viêm mạch máu, ngừng tim đột ngột.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em được đưa đến khám và điều trị vì tình trạng nhiễm giun sán. Có một trường hợp cần phải nhập viện cấp cứu và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc vì suy hô hấp, tràn dịch màng phổi. Theo các bác sĩ, nguyên nhân ban đầu do giun đũa chó mèo vào cơ thể người di chuyển lên phổi.

Bộ Y tế Việt Nam cho biết việc nhiễm giun sán ở trẻ không được điều trị tốt sẽ gây nên rối loan tiêu hóa, chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, giảm thông minh…

Điều trị giun sán

Đối với những loại giun sán thông thường, cách điều trị là uống thuốc tẩy giun. Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay thường chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol. Mebendazol ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn, có thể tự mua thuốc để tẩy giun, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần.

Trong quá trình điều trị và vài tuần sau điều trị, cần tuân thủ những biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt để phòng ngừa tái phát.

Mỗi năm cần tẩy giun ít nhất là một lần. Đối với trẻ đã tẩy giun nhưng không có tác dụng, cần phải kiểm tra trẻ có bị loại giun sán khác nào trong cơ thể không hoặc trẻ bị mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm lao… nhằm có phương thức điều trị đúng.

Dưới đây là danh sách của Bệnh viện Bạch Mai liệt kê các loại thuốc trừ giun sán:

Nhóm thuốc điều trị giun sán ký sinh ở đường ruột:

Ký sinh trùng

Thuốc lựa chọn và liều lượng

1. Giun ký sinh đường ruột

 

Giun kim (E.vermicularis)

Pyratel pamoate 11 mg/kg x 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần

Mebendazole 100 mg x 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần.

Giun đũa (A.lumbrricoides)

Pyratel pamoate 11 mg/kg x 1 lần duy nhất.

Mebendazole 100 mg x 1 lần duy nhất.

Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất.

Giun tóc (T.trichiura)

Mebendazole 100 mg x 1 lần duy nhất.

Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất.

Giun móc (Hookworm)

Mebendazole 100 mg x 2 lần/ ngày x 3 ngày

Albendazole 400 mg x 1 lần duy nhất

Giun lươn (S.stecoralis)

Thiabendazole 25 - 50 mg/kg x 1 - 2 ngày

Ivermectin 200 mg/kg x 1 lần, nhắc lại sau 3 ngày

Albendazole 400 mg x 1 lần x 3 ngày

Capililaria philippinnensis

Mebendazole 100 mg x 2 lần/ ngày x 20 ngày

Albendazole 400 mg x 1 lần/ngày x 10 ngày

Albendazole 400 mg x 3 lần/ngày x 7 ngày

2. Sán dây ở đường ruột

 

Sán dây lợn (T.solium)

Sán dây bò (T.saginata)

Niclosamide 2 g x 1 lần duy nhất.

Praziquantel 5 - 20 mg/kg x 1 lần duy nhất.

Mebendazole 300 mg x 2 lần x 3 ngày.

Bithionol 40 - 60 mg/kg x 1 lần duy nhất.

3. Sán lá ở đường ruột

 

Echinostoma spp

Sán ruột (F. buski)

Praziquantel 40 mg/kg x 1 lần duy nhất

Hoặc 25 mg/kg x 2 x 1 ngày.

Praziquantel 15 mg/kg x 2 lần x 1 ngày.

 

 

Nhóm thuốc điều trị giun sán ký sinh ở ngoài đường ruột:

Ký sinh trùng

Thuốc lựa chọn và liều lượng

1. Giun tròn Ký Sinh ở tổ chức, máu

 

Trichinella spiralis

Mebendazole 200 - 400 mg x 3 lần/ngày x 3 ngày

Mebendazole 400 - 500 mg x 3lần/ngày x 10 ngày

Levamisol 5 mg/kg x 1 lần và nhắc lại sau 2 ngày

Gnathostoma spinigerum

Albendazole 400 mg x 1 - 2 lần x 21 - 28 ngày

Ivermectin 0, 2 - 2 mg/kg x 1 lần x  1 - 5 ngày

Mebendazole 10 mg/kg x 1 x 28 ngày

Angiostrongylus cantonnensis

Mebendazole 10 mg/kg x 2 lần x 5 ngày

Filarria (W.bancrofti,

Brugia spp, Loa loa)

Diethyl carbamazine (DEC) 2 mg/kg x 3 lần x 14 - 28 ngày + kháng histamin

Toxocara spp

Albendazole 10 mg x 1 lần x 5 ngày

2. Sán lá Ký Sinh  ở tổ chức & máu

 

Sán lá gan nhỏ (C.sinensis)

Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần x 2 ngày

sán lá gan nhỏ Opisthorchis spp

Praziquantel 40 mg/kg x 1 lần duy nhất

Hoặc 25 mg/kg x 3 x 1 ngày

Mebendazole 30 mg/kg x 1 x 3 - 4 tuần

Sán lá gan lớn (Fasciola sp)

Bithionol 30 - 50 mg/kg xen kẽ 10 - 15 ngày

Triclabendazole (Egatel) 10 mg/kg x 1 lần

Sán lá phổi (Paragonimus spp)

Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần x 2 ngày

Bithionol 15 - 25 mg/kg xen kẽ 10 - 15 ngày

 

Phòng ngừa bệnh giun sán

Cần ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để không bị giun sán.

Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe Bà Rịa - Vũng Tàu, để phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.

Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đáy; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

Nếu gia đình có nuôi chó mèo, đừng quên việc tẩy giun cho chúng. Đừng chủ quan với giun sán, vì tác hại không nhỏ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm sán dây.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm