Với cuộc sống hiện đại tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh, việc sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là mong muốn của tất cả mọi người. Trên thực tế, có nhiều yếu tố và tác nhân tham gia đóng góp giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một trong những yếu tố quan trọng là hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột là một hệ sinh thái bao gồm khoảng 300-500 loài vi khuẩn khác nhau sống trong đường ruột. Mặc dù tồn tại các loại vi khuẩn gây hại, song nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột mà cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh. Nghiên cứu đã cho thấy rằng một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh không chỉ có ảnh hưởng tích cực, hỗ trợ duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn có ảnh hưởng đến những vấn đề sức khỏe khác như hệ miễn dịch sức khỏe tinh thần, v...v…
Vậy biểu hiện của người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là như thế nào? Có khả năng ăn tốt, chức năng đại tiện bình thường, cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt, ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, chính là những biểu hiện cho thấy một người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trái ngược với lợi ích sức khỏe nhận được từ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không ít người phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ hệ tiêu hóa không khỏe vì nhiều nguyên nhân. Mặc dù hệ tiêu hóa có thể chịu được khá nhiều tác động (từ loại thực phẩm bạn ăn vào cho đến những căng thẳng về cảm xúc) nhưng cũng chỉ có giới hạn. Qua thời gian, những tác động tiêu cực có thể tích tụ và gây ra các vấn đề sức khỏe dài hạn. Những dấu hiệu phổ biến nhất của một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh bao gồm:
Khó chịu bụng
Những vấn đề về bụng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và trào ngược dạ dày đều là những dấu hiệu của một hệ tiêu hóa không khỏe. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ không gặp vấn đề trong việc tiêu hóa thực phẩm và đào thải chất thải.
Tình trạng không dung nạp đồ ăn là khi cơ thể không tiêu hóa được những loại thức ăn nhất định (khác với dị ứng thực phẩm). Không dung nạp thức ăn có thể là do hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc đau bụng,… Đây là những triệu chứng thường thấy khi ta nhắc đến khó tiêu.
Thèm ăn thực phẩm nhiều đường
Một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp và các sản phẩm khác được bổ sung nhiều đường có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây thèm đường và có thể liên quan đến tình trạng viêm và một vài loại bệnh trong cơ thể.
Cân nặng thay đổi đột ngột
Nếu cân nặng có sự thay đổi tăng hoặc giảm mà chế độ ăn không thay đổi thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, điều hòa lượng đường huyết cũng như chức năng lưu trữ mỡ của cơ thể.
Thường xuyên mệt mỏi và ngủ không ngon
Một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh cũng có thể được biểu hiện qua giấc ngủ, ví dụ như tình trạng mất ngủ, từ đó dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Phần lớn lượng hormone serotonin, loại hormone ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ, được sản sinh từ hệ thần kinh ruột của đường tiêu hóa. Vì vậy, khi hệ tiêu hóa có vấn đề cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Như vậy, có thể thấy, khi hệ tiêu hoá không khoẻ mạnh, sẽ có ảnh hưởng đến nhiều mặt, trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hệ tiêu hoá, sau đó là ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khoẻ như tinh thần, giấc ngủ…Do vậy, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, để đảm bảo hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: “Soi” quá trình tiêu hóa của một số thực phẩm quen thuộc
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?