Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải mã những hiểu lầm về y học thường gặp trên phim ảnh

Không giống như đời thực, phim ảnh thường phóng tác và không xác thực.

 Sau đây là một số hiểu lầm phổ biến nhất về y học khắc họa trên màn ảnh. Nguy hiểm ở chỗ, kiến thức chăm sóc sức khỏe sai có thể gây biến chứng ngoài đời thực.

Chứng quên sẽ không xóa sạch mọi ký ức

Chứng quên (Amnesia) trên phim ảnh có vẻ hơi giống với công cụ xóa ký ức trong phim Men In Black. Nó thường xảy ra nhanh chóng và trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân quên tuốt tuột mọi thứ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được kỹ năng hội thoại cơ bản. Nếu bạn hỏi một bác sĩ phẫu thuật thần kinh hoặc bất cứ ai làm việc với các dạng rối loạn tâm thần thì đó thực sự không phải là cách mà chứng quên diễn ra.

Rất hiếm khi bạn mất trí nhớ quá nhiều đến mức quên sạch toàn bộ các giai đoạn của cuộc đời. Thông thường, chứng quên sẽ lấy đi những ký ức nhất định. Tuy nhiên, việc điều trị có thể đưa ký ức trở lại miễn là chấn thương không thật nghiêm trọng.

Chứng quên có thể xóa sạch trí nhớ nếu tai nạn nghiêm trọng. Nhưng điều đó không hay xảy ra và thường đi kèm với các triệu chứng khác như mất kiểm soát vận động và trí tuệ.

giai-ma-nhung-hieu-lam-ve-y-hoc-thuong-gap-tren-phim-anh-1

Một cảnh trong phim Men In Black 2019.

Các bộ phim không hiểu gì về chảy máu mũi

Do Hollywood ưa bạo lực nên chảy máu mũi rất phổ biến trong các bộ phim. Khi nhân vật bị chảy máu mũi, họ thường được tạo dáng ngả người ra sau và kẹp chặt lấy mũi để cầm máu. Nhưng nhiều bác sĩ sẽ khuyên bạn, làm như vậy sẽ tăng nguy cơ ngạt thở mà chết. Khi bạn ngửa đầu ra sau, máu có thể chảy xuống đường hô hấp và chặn đường thở. Máu cũng có thể chảy xuống dạ dày gây biến chứng vì dạ dày không có vai trò xử lý máu.

Một điều khác bạn không nên làm là chườm đá lên mũi. Cách tốt nhất để ngăn chảy máu mũi là ngồi yên và dùng tay kẹp vào phần cơ của mũi (bên dưới sống mũi) cho đến khi hết chảy máu.

Cơn đau tim trên phim quá kịch

Ngoài những người đã trải qua, mọi thứ chúng ta biết về cơn đau tim thường xuất phát từ phim ảnh. Trên phim, nó thường diễn ra mãnh liệt và bao gồm cú ngã rất “kịch”.

Hóa ra, cơn đau tim không phải lúc nào cũng vậy, và thậm chí ban đầu có thể chỉ là cảm giác đau ngực nhẹ. Bạn có thể dễ dàng bỏ qua các triệu chứng do những gì bạn nhầm tưởng về cơn đau tim, có thể gây ra các biến chứng thực tế trong đời thực.

Hà hơi thổi ngạt phần lớn không có tác dụng

Đã bao lần bạn nhìn thấy một nhân vật đã chết đuối hoàn toàn trên phim trước khi một người tốt bụng nào đó hà hơi thổi ngạt cứu sống anh ta? Các bộ phim sử dụng cảnh này rất nhiều, hà hơi thổ ngạt được coi như một “phép màu” có thể thổi hồn vào những người rõ ràng đã chết.

Nếu bạn hỏi nhân viên cấp cứu và chuyên gia chấn thương, họ sẽ nói với bạn rằng hà hơi thổi ngạt vẫn là kỹ thuật tốt nhất để hồi sức cho ai đó, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả như trên phim. Tất nhiên, điện ảnh sẽ kém lôi cuốn nếu mô tả một cách thực tế tỷ lệ sống sót nhờ hà hơi thổi ngạt rằng nạn nhân chết đuối sau đó thường sẽ chết (như trong đời thực).

giai-ma-nhung-hieu-lam-ve-y-hoc-thuong-gap-tren-phim-anh-2

Sơ cứu chảy máu mũi đúng (trái) và sai (phải).

Máy khử rung tim không làm việc như vậy

Trên phim ảnh, máy khử rung tim được sử dụng trong hầu như mọi loại chấn thương, nhưng thực tế, giá trị sử dụng của nó chỉ giới hạn trong một số tình huống y tế cụ thể. Máy khử rung tim không hiệu quả trong việc hồi sinh cho bệnh nhân ngừng tim một cách cường điệu như trên phim ảnh. Khử rung tim thường được thực hiện cùng với các kỹ thuật khác như hồi sức tim phổi, điều mà các bộ phim hiếm khi làm.

Không có gì trở lại sau khi nhịp tim đã thành một đường thẳng

Đưa trái tim đã ngừng đập trở lại với cuộc sống là “chiêu” rất phổ biến trên phim và thường lấy nhiều nước mắt của khán giả. Chiếc máy theo dõi nhịp tim đột nhiên chạy một đường thẳng. Vị bác sĩ không thể từ bỏ hy vọng sẽ sử dụng máy khử rung và những kỹ thuật “sốc điện” khác trên bệnh nhân đến khi anh ta sống lại.

Một khi trái tim đã ngừng hoạt động và hiển thị đường phẳng trên điện tâm đồ, sẽ không thể làm tim đập trở lại, bất kể bạn phóng bao nhiêu điện vào nó. Nó có thể tạo ra khoảnh khắc vỡ òa cảm xúc trên phim, nhưng trong thực tế, một đường nhịp tim thẳng thường là dấu chấm hết.

Không bao giờ được rút dao ra

Tùy thuộc vào loại vết thương do dao đâm, bạn cần phải đi bệnh viện ngay lập tức mà không nên tự ý làm gì, đặc biệt là rút vũ khí ra khỏi vết đâm. Việc rút vũ khí ra, dù là dao, mũi tên, đinh,... sẽ khiến vết thương nặng hơn, giống như tự đâm mình 2 lần vì sẽ cắt xuyên qua chính cơ thể khi rút ra ngoài.

Trong nhiều trường hợp, nó lại là thứ ngăn không để bạn bị chảy máu đến chết. Nó giữ cho các động mạch được nút chặt cho đến khi chuyên gia y tế có thể lấy vũ khí ra và cầm máu trong môi trường được kiểm soát.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao cha mẹ giỏi hay sinh ra những đứa con bình thường?

BS. Cẩm Tú - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm