Giả thiết & sự thật về chứng rối loạn nhân cách chống xã hội
Tổng quan về ASPD
Rối loạn nhân cách chống xã hội (từ đây gọi tắt ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, biểu hiện chủ yếu bằng sự khó khăn hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Thường có tỉ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tù nhân, những người thường có hành vi bạo lực, nhóm người lạm dụng chất gây nghiện... Trong nhiều thế kỷ, thuật ngữ ASPD được dùng khá đa dạng, đề cập về bệnh xã hội (sociopathy), đạo đức suy đồi (moral insanity) hay nhân cách bệnh (psychopath).
Mặc dù cùng được xếp là ASPD nhưng psychopath và sociopath lại có những đặc tính khác nhau
Theo tài liệu chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APF), sociopathy và psychopathy đều thuộc danh mục Những chứng rối loạn nhân cách chống xã hội. Các chứng rối loạn này có những đặc điểm hành vi chung dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chúng, như bất chấp luật pháp và tập tục xã hội, bất chấp quyền lợi của người khác, không thấy tội lỗi hoặc ăn năn, bộc lộ hành vi bạo lực... Tuy nhiên, cả sociopaths lẫn psychopaths cũng có những đặc tính riêng. Ví dụ những người sociopath lại có học thức kém, có xu hướng lo lắng và dễ dàng khích động, hay thay đổi và có xu hướng bộc phát cảm xúc, kể cả những cơn thịnh nộ... Trong khi đó, psychopath thì không có khả năng thiết lập các mối gắn bó tình cảm, ít cảm thông với người khác, hoặc thậm chí có những tính cách quyến rũ, hấp dẫn. Các psychopath rất giỏi phỉnh nịnh để chiếm lòng tin của người xung quanh. Họ có tài bắt chước cảm xúc, mặc dù không có khả năng thực sự cảm nhận được cảm xúc của họ, và luôn tỏ ra bình thường để mọi người không nghi ngờ. Các psychopath thường có học thức tốt và có nghề nghiệp ổn định và có những mối quan hệ lâu dài khác nên ít bị nghi ngờ bản chất thật sự của họ. Khi phạm tội, các psychopath cẩn thận lên kế hoạch từng chi tiết, lạnh lùng, bình tĩnh thực hiện từng chi tiết...
Nguyên nhân gây ASPD rất đa dạng như gia đình không hòa thuận, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng, sống trong môi trường xã hội bất ổn nhiều tội phạm, bố mẹ nghiện ngập hoặc có nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính và rối loạn phân ly. Ngoài ra, còn có di truyền cũng là một nguyên nhân đáng kể tạo nên căn bệnh này. Theo thống kê, có khoảng 3 - 4% dân số mắc phải ASPD ở những mức độ khác nhau, nhiều người mắc bệnh nhưng lại không biết, thậm chí ngay cả cộng đồng cũng có những ngộ nhận, hiểu lầm hay quá phóng đại về ASPD.
Một số ngộ nhận và sự thật về ASPD
Ít có cảm giác?
Đây là quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ASPD, thậm chí còn có người cho rằng nhóm người này không có cảm giác hoặc không có bất kỳ cảm xúc nào, nhưng điều này là không đúng. Thực tế, họ vẫn có cảm xúc như mọi người, chẳng hạn như buồn rầu, tức giận, hay yêu thương... Thực tế, khi khám ASPD, người ta cứ nghĩ, những người có hành vi chống lại xã hội hoặc hiếu chiến, nguy cơ phát sinh bạo lực là nhóm mắc bệnh và không có cảm xúc như những người bình thường. Như đã đề cập, nhóm người ASPD có thể trải nghiệm cảm xúc một cách bình thường, chỉ có điều cách kết hợp, biểu lộ cảm xúc khác nhau. Ví dụ, họ rất muốn những thứ như tình bạn, hòa bình và tình yêu, nhưng không biết kết nối giữa hành vi của mình để đạt được kết quả như mong muốn.
ASPD cũng có thể không phải bệnh tâm thần?
Có nhiều giả thiết cho rằng, ASPD, đặc biệt psychopath (có người gọi là thái nhân cách xã hội) có thể không phải là bệnh tâm thần. Theo giả thiết trên, đây là một dạng hỗn hợp của nhiều hành vi xấu, thuộc nhiều bệnh tâm thần khác nhau kết hợp và tạo ra một dạng nhất định. Cũng có lập luận đứng trên góc độ triết học, rằng ASPD là một loại bệnh dựa vào đạo đức quy chuẩn, có nghĩa, hành vi xấu là bệnh tâm thần. Với phần lớn, nhưng không phải tất cả, đã coi đây là bệnh tâm thần. Những người ASPD hầu như không thay đổi với bệnh tật của họ. Không có khoảnh khắc minh mẫn, cho dù những nỗi đau là hành vi cưỡng bức, đơn giản họ phủ nhận mọi điều sai trái và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình.
3. Hầu hết những người ASPD không phải là người bạo lực?
Nhiều người có quan niệm, hầu hết những người ASPD là nhóm bạo lực, nhưng theo số liệu thống kê, con số này rất thấp. Trước tiên, cần lưu ý, nhóm người ASPD không phải là tội phạm. Giống như chứng tự kỷ, ASPD diễn ra trên một dải rộng hay phổ rộng, trong đó ASPD được xếp nhóm bệnh có mức cực đoan thấp nhất. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, nhóm ASPD không bạo lực hơn những người bình thường. Cũng qua các nghiên cứu, các nhà tâm lý học còn phát hiện thấy những người mắc chứng ASPD thực sự là vô hại. Mặc dù cũng có những hành vi không bình thường hoặc bị kết tội cưỡng bức, bắt nạt, không thực hiện nghĩa vụ của mình, hoặc gây phiền nhiễu, thâm chí cả quyền lợi của bản thân họ cũng bị bỏ qua, nhưng chắc chắn là những người ASPD không gây tổn hại cho người khác.
4. Có trí thông minh dưới mức trung bình
Ngay từ đầu, thuật ngữ psychopath đã tạo ra ấn tượng về những người thông minh, tự tin và thành công như Ted Bundy hoặc Patrick Bateman trong phim bom tấn American Psycho (Kẻ sát nhân cuồng tín) của Mỹ. Qua ấn phẩm điện ảnh này cho thấy nhóm người ASPD ắt hẳn phải thông minh mới có thể làm được những điều kinh hoàng đến như vậy. Sau đó, họ bỗng dưng biến mất như một ninja và để lại sự ngạc nhiên cho nhiều người.
American Psycho xoay quanh cuộc sống hào nhoáng của những ông chủ tại Mỹ, với nhân vật trung tâm là Patrick Bateman, một kẻ mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội với vẻ ngoài lịch thiệp, bảnh bao nhưng bên trong thì đầy rẫy những ghen ghét, toan tính nhỏ nhen. Bateman sống trong một căn hộ sang trọng, sở hữu một cơ đồ đáng mơ ước nhưng dường như lúc nào cũng bất mãn với những người xung quanh. Sự bệnh hoạn ngày một tăng lên khi y bắt đầu sát hại đồng nghiệp, vài cô gái, thậm chí cả những người không quen biết chỉ vì một vài lý do vớ vẩn cũng đã bị chết thảm.
Những gì diễn ra trong American Psycho chỉ là nghệ thuật, còn thực tế, khi những người bị phát hiện mắc chứng ASPD, thì sự thật lại khác, họ thuộc nhóm người lười biếng thật sự và thiếu thận trọng. Một cái nhìn ngắn gọn hơn về những kẻ giết người hàng loạt cho thấy, hầu hết những người ASPD đều có trí thông minh dưới mức trung bình.
Patrick Bateman trong phim American Psycho
5. Có tới 4 dạng bệnh ASPD
Không phải tất cả những người ASPD đều giống nhau, bệnh được chia thành 4 dạng cơ bản (mỗi dạng lại có các loại phụ), gồm: dạng bất hòa, dạng thù hận, dạng thiếu thông cảm, và dạng nói dối và lừa gạt.
Bất hòa (Disaffiliated Type) là dạng phổ biến nhất của nhóm người ASPD. Những cá nhân mắc chứng này thường bất lực tuyệt đối khi kết nối với mọi người trong cộng đồng. Mối quan hệ của họ bị cạn kiệt, nếu không nói là bị cắt đứt hoàn toàn khỏi cộng đồng chung.
Dạng thứ hai là thù hận (Hostile Type), đặc điểm khá rõ ràng là tức giận, bốc đồng, hiếu chiến, bạo lực và sẵn sàng chiến đấu.
Dạng thứ ba là thiếu thông cảm (Disempathetic Type), nhóm người này có mối quan hệ đặc biệt với một số người nhất định, giống như mối quan hệ lãng mạn hoặc cực đoan. Trong những mối quan hệ này, người ASPD rất quan tâm và chăm sóc đối phương, đối xử như thể người nhà.
Dạng thứ tư là nói dối và lừa gạt (Cheated or Aggressive Type) bao gồm những người có mối tưu thù cá nhân chống lại thế giới. Họ cảm thấy bị lừa dối và xử lý không công bằng, vì vậy họ sẵn sàng quay lưng lại với cộng đồng bằng mọi cách có thể. Họ tin rằng các quy tắc của thế giới không phù hợp với họ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rối loạn phân liệt cảm xúc
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.