Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng thuốc sát trùng bôi da

Có nhiều loại bệnh da hoặc khi bị chấn thương gây trầy xước da đưa đến bị nhiễm trùng, khi đó phải dùng thuốc sát trùng hay sát khuẩn bôi da.

Tổn thương ngoài da nặng hơn, ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải săn sóc chỗ da tại chỗ và bôi thêm thuốc sát trùng. Vấn đề đặt ra là dùng các thuốc sát trùng bôi da này như thế nào cho đúng.

Một số thuốc có tính kháng khuẩn dùng bôi da

Thuốc dùng lâu đời có: nước oxy già, thuốc tím pha loãng, thuốc đỏ. Thuốc đỏ hiện không còn dùng vì có chứa thủy ngân và thủy ngân khi tiếp xúc với máu của vết thương nhiều có thể gây nguy hiểm. Còn thuốc tím phải pha loãng đến nồng độ 1/10.000 mới được dùng để rửa các vết thương, vết trầy xước nay cũng ít khi được dùng. Chỉ có nước oxy già còn được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da, vết thương có mủ, vết trầy xước, vết đứt. Khi nước oxy già tiếp xúc với vết thương sẽ giải phóng oxy tạo ra hiện tượng sủi bọt, giúp oxy hóa làm sạch các mô chết và mủ, máu. Lưu ý không dùng oxy già cho các vết thương đang lành để tránh gây tổn thương mô mới đang hình thành.

Dung dịch povidon iod (Betadine, Povidine) hiện là loại thuốc sát trùng bôi da được dùng nhiều hơn hết. Đây là thuốc sát trùng đã được pha chế sẵn, là một phức hợp hữu cơ có chứa 10% iod hoạt tính, vì thế còn được gọi dung dịch povidon iod 10%. Trong dung dịch sát trùng bôi da này, iod kết hợp với povidone là hợp chất cao phân tử để khi bôi lên vết thương, iod tự do được phóng thích ra từ từ vừa diệt vi khuẩn vừa diệt vi nấm. Do đó, dung dịch povidon iod có tính sát trùng và diệt nấm rất tốt.

thuốc sát trùng

Về các chế phẩm là kem bôi da có chứa các kháng sinh cổ điển như gentamycine, tetracycline, cloramphenicol... Hoặc hiện đại hơn là có kem bôi da có chứa các kháng sinh rất mới như axít fusidic, mupirocin. Loại kem bôi da mới có phổ diệt khuẩn rộng có hoạt tính chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Các thuốc vừa kể được các hãng dược phẩm pha chế kháng sinh sẵn với một nồng độ thích hợp. Cũng có chế phẩm kem bôi da kết hợp hai thứ, gồm kháng sinh kháng khuẩn và thuốc kháng viêm corticoid (hydrocortisone, beclomethason). Cũng có chế phẩm kết hợp tới ba thứ, gồm kháng sinh kháng khuẩn, thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng vi nấm (ketoconazol, clotrimazole).

Ở đây cũng cần kể một chế phẩm “cây nhà lá vườn” cũng dùng bôi da sát trùng khá tốt. Đó là dầu mù u là một loại thuốc bôi có tính sát khuẩn tốt, nhất là trong những trường hợp vết loét da lâu ngày do bệnh nhân nằm lâu. Dầu mù u là một loại thuốc cổ truyền và đã được các thầy thuốc ở ta áp dụng rộng rãi.

Một số lưu ý khi dùng thuốc sát trùng bôi da

Khi nói đến thuốc bôi da hay thuốc thoa ngoài da, nhiều người cứ tưởng rằng thuốc chỉ có tác dụng duy nhất tại da, và cho rằng da là hàng rào bảo vệ rất ít nhạy cảm không thể bị xuyên thấu, nên cứ dùng tùy tiện chẳng lo việc gì. Kết quả có nhiều trường hợp bị tai biến do dùng thuốc bôi da xảy ra. Trước đây có một số bà con ở vùng nông thôn, ngoại thành đã dùng thuốc trừ sâu bôi da để trị bệnh ghẻ ngứa và bị ngộ độc trầm trọng.

Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân tức dùng để uống để dùng tại chỗ tức bôi hay rắc lên da. Ví dụ: rắc bột penicilline hay ampicilline lên vết thương, bởi vì dùng kháng sinh nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da. Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễ gây ra dị ứng và gây sốc phản vệ có thể làm chết người.

Đối với thuốc bôi da có chứa kháng sinh, đặc biệt thuốc bôi da kết hợp kháng sinh và thuốc chống viêm corticoid, hay thuốc bôi da kết hợp tới ba thứ, gồm kháng sinh, thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng vi nấm như đã kể ở trên, những thứ này không nên tự ý sử dụng tùy tiện mà hãy để bác sĩ chỉ định và hướng dẫn hãy dùng.

Nhiều thứ thuốc mặc dù bôi ngoài da nhưng không chỉ cho tác dụng điều trị tại chỗ mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân. Điển hình của loại thuốc dùng ngoài da có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng toàn thân nếu sử dụng bừa bãi là thuốc có chứa corticoid. Nên lưu ý rằng các loại corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu mà có chống chỉ định (tức không được dùng) ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da ở trẻ quá nhỏ, thuốc bôi da chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.

Để sử dụng thuốc sát trùng povidon iod bôi da một cách hiệu quả và an toàn, các bậc phụ huynh lưu ý: không tự ý dùng cho trẻ dưới hai tuổi, đối với trẻ lớn hơn cũng không nên bôi thuốc trên da vùng quá rộng và bôi trong thời gian quá dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dùng thuốc sát trùng bôi da

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm