Một người đàn ông 31 tuổi ở Anh bỗng dưng lên cơn co giật và đau đầu dữ dội. Trí nhớ của anh cũng gặp vấn đề đến độ không nhớ nổi tên của người quen và sau đó bất tỉnh.
Sau khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Coventry, anh đã nhanh chóng được chụp phim não và vấn đề được sáng tỏ: hai ổ áp xe đầy mủ trên màng não. Một mảnh tăm bông được tìm thấy chìm sâu bên trong tai trái của anh. Đầu tăm bông đã dẫn đến viêm tai ngoài hoại tử, nhiễm khuẩn bắt đầu từ trong ống tai, lan đến hộp sọ, ăn qua xương.
Anh được gây mê để các bác sĩ lấy đầu tăm bông ra khỏi tai. Sau 8 tuần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân mới hồi phục hoàn toàn. Quan trọng nhất là, từ đó anh không bao giờ ngoáy tai bằng tăm bông nữa.
Dùng bông tăm ngoáy tai có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn.
Cảnh báo không dùng tăm bông để vệ sinh tai
Các bác sĩ đã cảnh báo không nên ngoáy sâu vào tai bằng tăm bông, nhưng hàng triệu người vẫn làm điều đó mỗi ngày. Đầu tăm bông có thể gây ra một loạt vấn đề như nhiễm trùng, làm nén chặt ráy tai, thủng màng nhỉ và ù tai.
Trong hầu hết các trường hợp, tăm bông chỉ làm nén chặt ráy tai vào sâu trong tai. Ráy tai sau đó bị nén cứng lại và làm bít lỗ tai, gây ra các vấn đề về thính giác. Chọc vào bên trong tai cũng có thể làm thủng màng nhỉ, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Các bác sĩ luôn khuyến cáo, thận trọng hoặc dừng việc dùng bông tai để ngoáy tai.
Nên làm sạch tai bằng cách nào?
- Câu trả lời ngắn gọn là đừng làm gì hết và cứ để yên như vậy. Lớp da niêm mạc tai liên tục phát triển ra khỏi màng nhỉ và ráy tai được vận chuyển dọc theo nó. Khi ráy tai ra đến tai ngoài, nó sẽ rơi ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tăm bông, có nguy cơ bạn sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, làm đảo lộn hệ thống bên trong tai và ráy tai sẽ cũng hình thành trở lại.
- Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5 - 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Lưu ý tuyệt đối không ngoáy tai, nếu sau một tuần vẫn thấy ngứa, khuyến cáo nên đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để thăm khám và xử lý vệ sinh tai đúng cách.
- Trường hợp khi tắm, khi bơi, nếu nước vô tình vào tai gây cảm giác khó chịu, ù tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi tai nhiều.
Nhiều người dường như nghĩ rằng ráy tai là bẩn, nhưng nó là tự nhiên và cần thiết. Ráy tai hoạt động như một bộ lọc, giữ lại bụi bẩn. Nó cũng ngăn không cho nước vào bên trong tai, có tác dụng bôi trơn lớp niêm mạc mỏng manh trong tai và có tính a-xít nhẹ nên có thể diệt vi khuẩn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách làm sạch tai an toàn.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.