Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dụng cụ y tế cá nhân: Những sai lầm khi sử dụng!

Nếu máy đo đường huyết được xem là thần hộ mệnh của bệnh nhân đái tháo đường thì với những người bị bệnh cao huyết áp, huyết áp kế đã trở thành vật bất ly thân.

Tương tự, máy xông mũi họng lại rất tiện lợi và hiệu quả khi dùng điều trị bệnh hô hấp… các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân là những cuộc cách mạng trong theo dõi tình trạng bệnh lý và hỗ trợ điều trị. Tiếc thay, do những sai lầm khi sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng: Lợi bất cập hại!

Ngộ nhận từ máy đo đường huyết với suy nghĩ: “Kết quả từ máy đo đường huyết cá nhân là chính xác nhất và như thế không cần phải tiến hành các xét nghiệm sâu định kỳ như chỉ định của bác sĩ”, bác N.V.H (67 tuổi, ngụ tại quận 9, TP.HCM) đã phải trả giá đắt khi bác sĩ kết luận bệnh đã biến chứng sang tim và thận. Vừa hối hận vừa pha lẫn một chút tức tối, bác H. kể lại: “Tôi phát hiện bị bệnh đái tháo đường đã gần 10 năm. Trong suốt một thời gian dài tôi luôn tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem phù hợp. Tập luyện thể dục thể thao. Và một điều không thể thiếu đúng như yêu cầu của bác sĩ là sử dụng máy đo đường huyết để tự theo dõi biến động đường huyết của mình. Tôi tự sử dụng máy để theo dõi đường huyết lúc đói, sau ăn nhằm phát hiện khẩn cấp hạ hoặc tăng đường huyết. Trong những năm đầu, bên cạnh việc theo dõi đường huyết tại nhà thì 3 tháng một lần tôi đều vào bệnh viện để làm các xét nghiệm sâu để kiểm tra tình trạng tim, gan, thận, mắt… Tuy nhiên, thời gian sau này, khi thử đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân tôi thấy chỉ số luôn ở mức gọi là lý tưởng: từ 100 - 140mg. Và cũng vì nghĩ là lý tưởng nên không đi xét nghiệm sâu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ vì ngộ nhận kết quả từ máy đo cá nhân là đúng và đủ nên hậu quả: bệnh đã biến chứng”.

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào - Trưởng khoa Nội tiết, BV. Chợ Rẫy, trong những năm gần đây, máy đường huyết cá nhân được xem là cuộc cách mạng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Nó cho phép bác sĩ và bệnh nhân theo dõi và điều chỉnh đường huyết một cách chặt chẽ. Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đã trang bị máy tại nhà. Và cũng rất nhiều bệnh nhân quả thực đã ngộ nhận chỉ cần dựa vào chỉ số đường huyết của máy đo tại gia là đủ. TS. Nguyễn Thị Bích Đào khẳng định, máy đường huyết cá nhân chỉ mang tính chất hỗ trợ để điều trị. Nên bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm thường quy mỗi 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng, tùy tình trạng bệnh, tại bệnh viện.

BS. Võ Anh Thoại - Trưởng Khoa Xét nghiệm Sinh hóa Huyết học, BV. Nhân dân Gia Định cho biết thêm, có nhiều sai lầm khi người bệnh sử dụng máy. Hầu hết mọi người đều nghĩ: hễ bị bệnh đái tháo đường là cần phải sử dụng máy đường huyết cá nhân. Trên thực tế, một số máy đo đường huyết không thể sử dụng cho bệnh nhân có bệnh thiếu máu hoặc đa hồng cầu. Hoặc máy có dùng que thử, có thể không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng thẩm phân phúc mạc hay điều trị với thuốc chứa Maltose. Bên cạnh đó, mọi máy đo đều có những chất gây nhiễu nhất định, như: thực hiện không đúng quy trình (chẳng hạn, sát trùng chưa khô, không đủ mẫu máu), thiết bị không được bảo trì bảo dưỡng định kỳ, que thử hết hạn, không hiệu chỉnh lại máy sau khi thay que thử mới…

Giảm thính lực vì làm dụng máy xông mũi họng

Cũng giống như máy đường huyết cá nhân, máy xông mũi họng dùng để điều trị bệnh hô hấp rất hiệu quả. Máy xông khí dung đẩy thuốc dưới dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản rất nhanh, hiệu quả, giảm tối đa phản ứng phụ của thuốc so với đường uống và đường tiêm. Dùng đúng cách là vậy. Ngược lại, không ít bà mẹ vì quá lạm dụng máy đã khiến cho con gặp phải tình trạng: bệnh này chưa thôi đã trồi bệnh khác.

Hai đứa con, một đứa lên 6, một đứa lên 3 hễ cứ thời tiết thay đổi là viêm phế quản, ho sặc sụa, thời gian đầu, chị Nhung (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) còn đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhưng sau đó, do bận rộn và quan trọng là thấy mỗi lần con được bác sĩ cho xông mũi thì tình trạng nghẹt mũi, khó thở và ho giảm hẳn, chị đã mua một chiếc máy xông về nhà. Mỗi lần con bị ho, khò khè là chị lại mua đúng loại thuốc trong đơn cũ bác sĩ kê về xông cho con. Khi phát hiện thấy con nghe kém, chị Nhung đưa con đi khám và tá hỏa khi bác sĩ kết luận con chị bị ngộ độc ốc tai, tiền đình do lạm dụng máy xông mũi họng.

Theo BS.CKII.Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng khoa Nội Tổng quát 1, BV. Nhi Đồng 1, TP.HCM, việc mua thuốc theo đơn cũ bác sĩ kê và tự xông thuốc cho trẻ ở nhà là sai lầm thường gặp của các bà mẹ. Xông mũi họng chỉ là phương pháp điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính… Bệnh viêm đường hô hấp không phải lúc nào cũng giống nhau, mỗi bệnh được sử dụng mỗi loại thuốc khác nhau. Nên một điều kiện tiên quyết là trước khi xông cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc với liều lượng cụ thể. Những trường hợp được bác sĩ kê đơn về nhà xông thì các bậc cha mẹ phải lưu ý mỗi lần xông không quá 15 phút. Ngay sau khi xông thuốc cần cho trẻ uống nhiều nước. Đặc biệt, cần vệ sinh máy, nhất là ở bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn để hạn chế bụi, nấm mốc, vi khuẩn theo đường xông vào cơ thể gây bệnh.

“Phụ thuộc” vào các chỉ số trên máy đo huyết áp

Tình trạng những bệnh nhân sử dụng máy đo huyết áp không đúng được BS. Võ Đức Chiến, BV. Nguyễn Tri Phương, chỉ rõ: nhiều người vẫn mua máy đo huyết áp về sử dụng tại nhà và có không ít người mua máy đo huyết áp ở cổ tay. Thực tế, bệnh nhân nên sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay để có kết quả chính xác hơn máy đo ở cổ tay. Máy được bảo quản ở nhiệt độ nào người bệnh cũng cần phải hết sức lưu ý. Bởi nếu để ở nhiệt độ quá nóng, thiết bị đo huyết áp có thể sai lệch 1 - 2 đơn vị. Riêng máy để trong máy lạnh, sau đó đưa ra ngoài sử dụng, quá 1 giờ đồng hồ, do thay đổi nhiệt độ, ron trong thiết bị giãn nở sẽ làm thay đổi các thiết bị đo. Sai lầm thường gặp và nguy hiểm nhất ở những bệnh nhân sử dụng máy đo huyết áp là “phụ thuộc” vào các chỉ số trên thiết bị này. Nhiều người rất sợ phản ứng phụ của thuốc nên khi thấy các chỉ số trên máy ổn định nên nhầm tưởng bệnh đã ổn định và không còn uống thuốc theo toa bác sĩ, tự dùng các bài thuốc dân gian. Điều trị cao huyết áp phải có một phác đồ chuẩn, tùy theo nguyên nhân của bệnh cao huyết áp mà bệnh nhân cần phải đặt stent hoặc sử dụng thuốc. Bỏ điều trị, bệnh nhân cao huyết áp có thể bị tai biến hoặc đột quỵ. Nếu đã có dấu hiệu suy tim ở người cao huyết áp, bỏ thuốc có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp tuyệt đối không được “phụ thuộc” vào chỉ số trên máy đo cá nhân để ngưng uống thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về nhiệt kế

NGUYỄN HUYỀN - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm