Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng, đau tê hông - chân...

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh.

Theo thống kê thì khoảng 90% số ca thoát vị đĩa đệm bị thoát vị ở đoạn cột sống thắt lưng, gây đau và đau lan xuống các dây thần kinh hông. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngsẽ gây áp lực lên dây thần kinh, vị trí này rất hay xảy ra thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu nhận biết

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, cơn đau có tính chất cơ học tăng khi lao động và giảm khi nghỉ ngơi, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, sau đó lại khỏi. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng lưng - mông - chân mà rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường có triệu chứng như: đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay; tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay; teo, yếu cơ cánh tay, ngón tay. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng như: đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân; teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt.

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các biến chứng

Sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo đường đi mà rễ thần kinh chi phối, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến mông và chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh. Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần, cản trở lớn đến các hoạt động thường ngày.

Biến chứng rối loạn cảm giác  thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối.

Rối loạn cơ tròn: biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.

Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau quá mức không đáp ứng với thuốc giảm đau thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giải phóng chèn ép thần kinh và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh; Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi, mổ ít xâm lấn…

Thông thường thì nếu bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ít xuất hiện hoặc cơn đau không dai dẳng, không phải cơn đau cấp thì có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn dùng thuốc có tác dụng giảm đau và giảm co thắt cơ bắp. Nghỉ ngơi tại giường trong một tư thế thoải mái khiến cho bạn cảm thấy bớt đau hơn nhưng cũng cần chú ý không nên nằm quá lâu.

Vật lý trị liệu có thể bao gồm liệu pháp dùng nhiệt, siêu âm và kéo giãn.

Chỉ định phẫu thuật khi: điều trị nội khoa thất bại sau 3 - 6 tuần; liệt rễ thần kinh cấp tính, bệnh nhân đau quá mức không đáp ứng với thuốc giảm đau; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và dây chằng dọc sau, thoát vị di trú. Ngoài ra,còn có một trường hợp đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu.

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chăm sóc và đi lại sau mổ

Từ ngày thứ 3 có thể đứng dậy với sự trợ giúp của y tá và sự hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu.

- Để đứng lên: trong khi đang ở tư thế nằm, co chân lại, xoay nghiêng sang một bên, chân rời khỏi thành giường, đồng thời dùng tay đẩy người lên, rồi đứng thẳng lên.

- Để nằm xuống: làm ngược lại với tư thế đứng lên.

Trong 4 ngày đầu nên tránh ngồi lâu, tuy nhiên có thể ngồi khi thay đổi tư thế và đi vệ sinh.

Phải đi lại đều đặn. Không ở trên giường suốt ngày, như đi dạo, ra khỏi phòng, nếu có thể. Thử đi lên hay xuống cầu thang, nếu không có điều kiện tập phục hồi chức năng, thì chú ý một vài lời khuyên sau: như không nên gắng sức, cần phải tránh vận động mạnh làm xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi hay đau.

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Trong thời gian dưỡng bệnh tại nhà:

Phải nghỉ làm việc trong vòng 2 - 3 tuần. Như vậy phải chuẩn bị làm việc trở lại sau giai đoạn này. cũng như vậy trong thời gian dưỡng bệnh không nên chỉ ở trên giường hay không làm gì cả. nếu cần có thể xin lời khuyên của bác sĩ vật lý trị liệu.

Trong thời gian chờ đợi nên biết rằng:

Cần phải đi lại đều đặn.

Cần phải ngồi dậy đều đặn. đầu tiên để ăn uống, rồi càng ngày càng tăng.

Hoạt động cũng sẽ phải tăng dần dần. Không quá thận trọng, không mang vác nặng, không làm những cử động với biện độ lớn của lưng. dần dần những vận động hàng ngày trở lại như đi lại, bơi, nấu ăn, nội trợ, lái ô tô từ sau một vài tuần.

Tuy nhiên những hoạt động thể lực nên tránh như: thể thao trong vòng 3 tháng, đẩy máy hút bụi tránh trong vòng 1 tháng, đi xe ô tô đường dài trong vòng 2 tháng…

Vấn đề quan trọng là để điều trị tốt nhất không nên không hoạt động.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để không bị yếu cột sống thắt lưng và làm việc tốt hơn trong những điều kiện tốt nhất không nên ngừng hoạt động mà ngược lại cần nên hoạt động. Sau khi mổ, bệnh nhân phải hoạt động trở lại như trước. Những lời khuyên trên nhằm mục đích tránh phải mổ lại.
Để nhặt một vật:
- Có nhiều cách: nếu vật nặng thì co chân và tiến đến gần vật đó quỳ xuống, còn vật nhẹ thì sử dụng phương pháp thăng bằng.
- Đối với công việc nội trợ: tránh xoay, vặn người, không được cong người ra phía trước. Nên dùng máy hút bụi dạng trượt, chổi cán dài, sử dụng bồn rửa hơn là trong một xô nước nặng.
- Sắp xếp thu dọn giường chiếu phải sử dụng chân, giữ cho lưng thẳng.
- Lái ô tô: tiến đến ghế vô lăng, dựng ghế lên, nhưng trong ô tô không có vị trí ngồi lý tưởng, mà tùy thuộc vào bệnh nhân và hình thái của bệnh nhân. Chú ý khi chất hàng vào thùng xe, người luôn ở phía sau khe, đảm bảo lưng thẳng.
- Tránh đi giày quá cao gót vì làm người quá ưỡn và mất vững, nên đi giày gót dưới 4 - 5cm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thoát vị đĩa đệm do chấn thương 
TS.BS. NGUYÊN VŨ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm