Thợ hàn
Làm nóng kim loại đến một nhiệt độ rất cao có thể cực kỳ nguy hiểm cho 111 triệu người làm công việc thợ hàn trên khắp thế giới. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, nguyên nhân gây nguy hiểm là khói hàn, cũng như tiếp xúc với bức xạ và amiăng. Những độc tố này có khả năng gây ung thư phổi, ung thư thận và gây u ác tính ở mắt, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Mặc dù mối quan tâm của chúng ta dành cho các nguy cơ ung thư từ phơi nhiễm tại nơi làm việc, nhưng có nhiều vấn đề chỉ có thể xảy ra và được nhận thấy sau rất nhiều năm bao gồm: tổn thương phổi, gây sẹo và tổn thương các cơ quan nội tạng khác, bao gồm gan và thận.
Thợ làm móng tay
Việc bạn có một bộ móng tay đẹp, được đánh bóng một cách hoàn hảo có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thợ làm móng. Thợ làm móng hấp thụ các hóa chất độc hại thông qua da, và họ hít phải chúng và các bụi bị ô nhiễm trong tiệm, làm tăng nguy cơ ung thư và một loạt các vấn đề hô hấp và sinh sản. Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ (OSHA) khuyến nghị các tiệm hoặc cửa hàng làm móng nên được thông khí tốt và công nhân mặc áo sơ mi dài tay, đeo găng tay và thậm chí cả mặt nạ; họ cũng nên thường xuyên rửa tay.
Thợ làm tóc
Mặc dù tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc một cách không thường xuyên không mang lại nhiều rủi ro cho người bình thường, câu chuyện này đối với thợ lảm tóc lại có một kết thúc khác. Các amin thơm trong một số thuốc nhuộm tóc có thể làm cho các thợ làm tóc có nguy cơ gia tăng ung thư bàng quang. Để giảm thiểu rủi ro, thợ làm tóc hay nhân viên thẩm mỹ viện nên đeo găng tay bất cứ khi nào sử dụng các sản phẩm hóa chất và làm việc trong các khu vực thông gió tốt.
Thợ sửa ô tô
Thợ sửa ô tô tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư tương tự như công nhân làm xây dựng (asen, amiăng, benzen) cũng như tetrachloroethylene (còn được gọi là “perc”), hoạt động như một dung môi mỡ và có liên quan đến ung thư thực quản, ung thư liên quan đến thận, ung thư bàng quang và ung thư cổ tử cung, so với những người khác. Ngoài ra, khí thải diesel là chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, thanh quản, thực quản và ung thư dạ dày.
Thợ giặt khô
Không chỉ xuất hiện trong quá trình sửa ô tô, Tetrachloroethylene cũng được sử dụng trong giặt khô, do đó, những người làm việc trong ngành công nghiệp giặt khô này phải đối mặt với nguy cơ ung thư tăng lên tương tự như những người thợ sửa ô tô. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi Tetrachloroethylene đã được xếp vào nhóm không nguy hiểm cho cơ thể người dù bạn mặc vào những quần áo đã được giặt khô có sử dụng hóa chất này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng ung thư
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?